Trong bối cảnh biến động giá xăng dầu trên thế giới tác động làm giá xăng dầu trong nước tiếp tục có những diễn biến khó lường, Bộ Tài chính đã luôn chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để bình ổn giá xăng dầu trong nước; đồng thời tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, góp phần đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước.
Ngày 8/11, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ Công Thương về việc điều chỉnh chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu; đồng thời, đề nghị thời gian thực hiện nghiên cứu áp dụng từ kỳ công bố giá cơ sở xăng dầu ngày 11/11.
Liên quan đến tình trạng khan hiếm xăng dầu, tại phiên chất vấn trước Quốc hội sáng 5/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thông tin, Bộ Công Thương đã có ý kiến đồng thuận với Bộ Tài chính về việc điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam ngay chiều qua (4/11).
Ngày 4/11, Bộ Tài chính cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, đảm bảo nguồn cung cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các đề xuất kiến nghị của 28 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính đã có công văn số 1388/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương xin ý kiến về việc điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam.
Bộ Tài chính vừa có ý kiến phản hồi công văn số 6436/BCT-TTTN ngày 18/10/2022 của Bộ Công Thương, đề nghị tiếp tục rà soát và điều chỉnh các khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức... theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian qua để tính đúng tính đủ trong giá cơ sở cũng như kiến nghị của một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Nhiều doanh nghiệp vận tải chưa có động thái giảm giá cước dù giá xăng dầu giảm lần thứ 4 liên tiếp kể từ cuối tháng 6/2022 với lý do cần thời gian để điều chỉnh chi phí sản xuất.