Giá dầu thế giới tăng hơn 2% vào phiên 10/2 và đạt mức tăng hàng tuần hơn 8%, sau khi Nga công bố kế hoạch giảm sản lượng dầu vào tháng tới giữa bối cảnh phương Tây áp đặt giá trần đối với dầu thô và nhiên liệu của nước này.
Chính phủ Đức dự kiến áp đặt giá trần khí đốt từ tháng 1/2023, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Al Kaabi nhấn mạnh việc áp đặt giá trần khí đốt sẽ phá vỡ thị trường tự do và làm tổn hại đến ngành đầu tư.
Trong trường hợp Liên minh châu Âu (EU) áp đặt giá trần năng lượng của Nga, Moskva có thể chuyển hướng cung cấp khí đốt từ châu Âu sang các nước khác trong vòng 3-5 năm.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết những quốc gia áp đặt giới hạn giá dầu Nga sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách khách hàng của nước này.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Canada và Italy sẽ họp bàn về kế hoạch áp đặt giá trần đối với dầu mỏ Nga vào ngày 2/9.
Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Robert Habeck ngày 30/8 thừa nhận những khó khăn trong việc áp đặt giá trần đối với khí đốt ở châu Âu, song cho biết, Đức và các đối tác châu Âu sẽ tìm một cách tiếp cận tối ưu cho cơ chế định giá năng lượng ở cấp độ châu Âu.
Mỹ đang tích cực nghiên cứu đề xuất giới hạn giá dầu Nga ở mức trong khoảng 40 - 60 USD/thùng. Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên đưa ra ý tưởng này tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 vào tháng trước, nhưng các chuyên gia cho rằng kế hoạch không khả thi.