Giới chức tỉnh bang British Columbia ở miền Tây Canada ngày 9/11 cho biết đã phát hiện trường hợp đầu tiên được cho là nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người tại nước này.
Ngày 13/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết dịch cúm gia cầm H5N1 ở nước này đã xuất hiện không chỉ ở những loài chim và gia cầm, mà còn làm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật có vú khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia vừa công bố phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 là một bé gái 6 tuổi trú tại thôn Chamkar Leav, thuộc xã Prey Koki, huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng.
Ngày 14/7, cơ quan y tế bang Colorado của Mỹ cho biết bang này đã ghi nhận 4 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người và đang kiểm tra tình trạng của trường hợp nghi ngờ thứ 5. Đây đều là những công nhân tại các trang trại chăn nuôi gia cầm.
Các quan chức y tế Mỹ ngày 30/5 thông báo nước này ghi nhận một ca mới nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người tại bang Michigan.
Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA) từ ngày 29/4 đã siết chặt các quy định nhập khẩu đối với bò sữa từ Mỹ do lo ngại về virus cúm gia cầm H5N1.
Ngày 30/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở các đàn bò tại những quốc gia khác ngoài Mỹ sau khi các trường hợp mắc bệnh đầu tiên được báo cáo ở Mỹ khi nguồn lây là từ những loài chim di cư.
Ngày 29/4, Chính phủ Mỹ thông báo cơ quan chức chức năng nước này đang lấy mẫu thịt bò xay tại các cửa hàng bán lẻ ở các bang có ổ dịch cúm gia cầm ở bò sữa để tiến hành xét nghiệm, nhưng vẫn tin tưởng nguồn cung cấp thịt an toàn.
Ngày 26/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng nguy cơ do virus cúm gia cầm H5N1 gây ra đối với y tế cộng đồng ở mức thấp, song các nước cần cảnh giác trước những ca mắc bệnh do lây nhiễm từ động vật sang người.
Ngày 24/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với virus cúm gia cầm H5N1 hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.
Theo Ủy ban Khoa học về Nghiên cứu Nam Cực (SCAR), chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được tìm thấy ở chim cánh cụt Gentoo lần đầu tiên, đặt ra mối lo ngại virus này có thể lây lan trong đàn chim cánh cụt ở Nam Cực.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/2 cho rằng nguy cơ đối với cộng đồng do virus cúm gia cầm H5N1 ở Campuchia vẫn ở mức thấp dù nước này đã phát hiện 2 ca bệnh gần đây.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang làm việc với cơ quan chức năng Campuchia để có những giải pháp ứng phó kịp thời sau khi nước này xác nhận 2 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người trong cùng một gia đình.
Bộ Y tế Campuchia ngày 24/2 xác nhận ca nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 thứ hai ở người, sau khi ghi nhận một bé gái 11 tuổi tử vong ngày 22/2 do nhiễm chủng virus này.
Trong vài tuần qua, Peru phát hiện tổng cộng 585 con sư tử biển và 55.000 chim hoang dã chết vì virus cúm gia cầm H5N1.
Một phạm nhân tại bang Colorado đã trở thành người đầu tiên tại Mỹ dương tính với virus cúm gia cầm H5N1
Giới chức các bang ở Mỹ ghi nhận ngày càng nhiều chim đại bàng đầu trắng, loài chim biểu tượng quốc gia, chết do nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.
Nhà chức trách Trung Quốc cho biết, ngày 1/2, đã phát hiện các trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm (H5N1) tại tỉnh Hồ Nam của nước này.