Nhu cầu thế giới về lương thực nói chung và gạo nói riêng trong năm 2024 được dự báo tiếp tục tăng, giá gạo xuất khẩu cũng sẽ neo cao. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chia sẻ họ đang “căng não” tính toán nhận đơn hàng thế nào để giảm thiểu rủi ro nếu có biến động bất ngờ.
Giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì đà tăng. Cùng với đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên từ 640 - 645 USD/tấn so với mức từ 625 - 630 USD/tấn trong tuần trước. Nhu cầu cao của Indonesia được cho là đã làm tăng giá gạo của Việt Nam.
Giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm tuần thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh “vựa lúa” hàng đầu châu Á này gần đây đã gia hạn thuế xuất khẩu đối với gạo đồ đến tháng 3/2024, làm giảm nhu cầu. Trong khi đó, nhu cầu cao của Indonesia đã làm tăng giá gạo của Việt Nam.
Quản lý thị trường các địa phương đã kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở kinh doanh, các cửa hàng và yêu cầu thực hiện nghiêm việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, tránh đầu cơ, tăng giá bán bất hợp lý đối với mặt hàng gạo.
Trong tuần qua, giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan trong đều giảm. Trong khi đó, Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng nhẹ lên mức 483-487 USD/tấn, từ mức 480-485 USD/tấn của tuần trước.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trong tuần này trước những triển vọng về số đơn hàng mới của Philippines, trong khi nhu cầu yếu hơn kéo giá gạo của Thái Lan giảm trong tuần thứ bảy liên tiếp.
Philippines đang tìm cách nhập khẩu 800.000 tấn gạo trong năm nay để tăng lượng gạo dự trữ và kiềm chế tăng giá gạo trong nước.
Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Korbsook Iamsuri, Thái Lan có thể sớm để mất vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nếu chính phủ quyết tâm tăng giá gạo bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay trên thị trường gạo thế giới.