Trưa 6/12, đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, cơ quan này vừa phối hợp với các bên liên quan tiếp nhận 780 công dân Việt Nam về nước, trước tình hình tại Myanmar có nhiều diễn biến phức tạp.
Ngày 18/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã điện đàm với ông Erywan Yusof, đặc phái viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Myanmar và cũng là Ngoại trưởng thứ 2 của Brunei về tình hình tại Myanmar.
Ngày 26/4, Điện Kremlin tuyên bố Nga ủng hộ một giải pháp nội bộ cho tình trạng bất ổn ở Myanmar hiện nay.
Các nguồn tin ngoại giao ngày 29/3 cho biết Anh đã kêu gọi triệu tập Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp khẩn cấp về tình hình tại Myanmar.
Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại khu vực Đông Nam Á, bà Christine Schraner Burgener ngày 3/3 lên tiếng kêu gọi tổ chức đa phương lớn nhất thế giới có biện pháp đối với Myanmar nhằm ổn định tình hình đất nước.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, các nguồn tin ngoại giao ngày 2/3 cho biết Anh đã đề xuất Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp kín về tình hình tại Myanmar vào ngày 5/2 tới.
Ngày 2/3, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết các Bộ trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ bày tỏ quan ngại về tình hình tại Myanmar trong cuộc thảo luận với đại diện quân đội nước này dự kiến diễn ra cùng ngày.
Dư luận quốc tế tiếp tục bày tỏ lo ngại về tình hình tại Myanmar sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang và các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) ngày 1/2 vừa qua. Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm.
Một số nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại về tình hình tại Myanmar. Bộ Ngoại giao Singapore kêu gọi tất cả các bên tại Myanmar kiềm chế, hợp tác hướng tới một kết quả hòa bình.