Một nỗ lực của các tay súng Hồi giáo nhằm gây áp lực lên Nga và gia tăng căng thẳng sắc tộc ở vùng Caucasus đã dẫn đến vụ chiếm giữ một trường học ở Beslan và bắt giữ trên 1.000 con tin vào tháng 9/2004. Đây được coi là vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 20/2, cảnh sát Italy đã khám xét nhà của 18 người Bắc Phi bị nghi ngờ có liên quan đến tay súng Hồi giáo đã sát hại 2 cổ động viên bóng đá Thụy Điển ở Brussels (Bỉ) vào tháng 10/2023.
Ngày 5/11, các tay súng Hồi giáo dòng Shiite tại Iraq đã nhận tiến hành vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào một căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Syria và vụ tấn công bằng súng cối vào một căn cứ quân sự của Iraq có lực lượng Mỹ đồn trú ở miền Tây quốc gia Trung Đông này.
Theo phóng viên TTXVN tại Tây Phi, ngày 7/9, ít nhất 49 dân thường và 15 binh sĩ đã thiệt mạng trong 2 vụ tấn công do các tay súng Hồi giáo tiến hành nhằm vào một doanh trại quân đội và một chiếc tàu chở khách ở miền Đông Bắc Mali. Chính phủ lâm thời Mali đã tuyên bố quốc tang 3 ngày.
Cuộc đảo chính mới đây ở Niger đã đặt ra câu hỏi liệu Mỹ có tiếp tục duy trì lực lượng 1.100 binh sĩ được cho là chìa khóa để ngăn chặn các tay súng Hồi giáo ở khu vực Sahel tại quốc gia Tây Phi này hay không?
Ngày 22/1, Bộ Thông tin Somalia thông báo ít nhất 5 dân thường đã thiệt mạng sau khi các tay súng Hồi giáo thực hiện vụ tấn công nhằm vào một tòa nhà chính phủ ở thủ đô Mogadishu.
Thủ tướng Somalia Hamza Abdi Barre cho biết chính phủ nước này sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ bao vây khách sạn Hayat ở thủ đô Mogadishu do các tay súng Hồi giáo Al-Shabaab thực hiện, khiến 21 người thiệt mạng.
Ngày 15/8, các phương tiện truyền thông đưa tin các tay súng Hồi giáo Taliban đã siết chặt vòng vây đối với thủ đô Kabul của Afghanistan và bắt đầu tấn công thành phố này từ tất cả các hướng.
Ngày 6/8, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo bổ sung 5 đối tượng được cho là các tay súng Hồi giáo vào danh sách khủng bố toàn cầu, qua đó yêu cầu phong tỏa bất kỳ quyền sở hữu hay lợi ích nào mà những người này nắm giữ đối với các tài sản ở Mỹ.
Ít nhất 16 người, trong đó có 6 phụ nữ và 2 trẻ em, đã thiệt mạng và 9 người bị thương trong một vụ tấn công, được cho là do các tay súng Hồi giáo cực đoan tiến hành, trên một tuyến đường hẻo lánh ở thị trấn Oicha, Đông Bắc CHDC Congo.
Ngày 15/7, nhóm tay súng Hồi giáo Taliban đã đặt điều kiện để chấp thuận ngừng bắn trong vòng 3 tháng tại Afghanistan, trong bối cảnh giao tranh đang leo thang ở quốc gia Tây Nam Á này khi liên quân Mỹ và NATO rút quân.
Theo mạng CNN ngày 13/7, nhóm tay súng Hồi giáo Taliban đã bắn chết 22 lính đặc nhiệm Afghanistan trong tình trạng không vũ khí và xin đầu hàng.
Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Bismillah Mohammadi ngày 7/7 tuyên bố "giao tranh đang diễn ra ác liệt" với Taliban, sau khi các tay súng Hồi giáo cực đoan này tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn vào Qala-i-Naw, thủ phủ của tỉnh Badghis.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 10/5, Liên Hợp quốc (LHQ) và Chính phủ Malawi xác nhận một nữ binh sĩ người Malawi trong Phái bộ gìn giữ hoà bình của LHQ tại CHDC Congo (MONUSCO) đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của các tay súng Hồi giáo ở tỉnh Bắc Kivu, miền Đông CHDC Congo.
Ngày 12/8, Bộ Ngoại giao Pháp cảnh báo các công dân không đến Niger sau vụ 6 công dân nước này bị các tay súng Hồi giáo sát hại hồi cuối tuần trước.
Một làn sóng khủng bố mới sắp tấn công Ấn Độ khi 400 tay súng Hồi giáo từ các trại huấn luyện ở Afghanistan đã sẵn sàng thâm nhập vùng lãnh thổ liên bang Kashmir của nước này. Đây là một nguy cơ an ninh rất lớn với Ấn Độ giữa lúc đang phải gồng mình đối phó với đại dịch COVID-19.
Ngày 23/3, ít nhất 70 binh sĩ Nigeria đã thiệt mạng khi bị các tay súng Hồi giáo cực đoan phục kích tại vùng Đông Bắc nước này.
Ngày 20/1, tòa án Bangladesh đã kết án tử hình đối với 10 phiến quân Hồi giáo thực hiện vụ đánh bom nhằm một cuộc mít tinh của đảng Cộng sản Bangladesh cách đây hai thập kỷ khiến 5 người thiệt mạng.
Giới chức CHDC Congo ngày 27/11 cho biết ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công tình nghi do các tay súng Hồi giáo thực hiện ở miền Đông nước này.
Ba tháng sau khi tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng bị đẩy lui khỏi những thành lũy chính ở Syria, giới chuyên gia cảnh báo các tay súng Hồi giáo vẫn tiếp tục tấn công nhằm vào nhiều địa điểm tại Syria để chứng minh sự hiện diện của mình.