Tags:

Sự sống nảy mầm

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài cuối: Dấu ấn trên những vùng đất hồi sinh

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài cuối: Dấu ấn trên những vùng đất hồi sinh

    Rà phá bom, mìn sau chiến tranh là công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, là nhiệm vụ chiến đấu giữa thời bình nên thời gian qua vẫn còn những sự cố đáng tiếc. Không ít cán bộ, chiến sĩ công binh hy sinh, chịu thương tật suốt đời trong khi làm nhiệm vụ. Nhưng niềm vui, thành quả từ sự cống hiến, hy sinh của Bộ đội Công binh là các công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước in dấu bước chân người lính - Đại tá Hà Huy Khánh, Phó Tư lệnh Công binh nhấn mạnh điều này trong cuộc phỏng vấn của phóng viên TTXVN về sự hồi sinh của những vùng “đất chết”.

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 4: An dân giữ đất biên cương

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 4: An dân giữ đất biên cương

    Màu xanh bình yên trở về trên những vùng đất trước đó đầy bom, mìn đã thúc đẩy điều kiện hình thành các điểm dân cư mới giáp biên giới. Đưa dân đến khu vực này vốn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm góp phần tạo "phên dậu", thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc bảo vệ Tổ quốc. Có đất sạch để xây nhà, canh tác, lao động sản xuất, có đường giao thông cùng các điều kiện về sinh hoạt, học hành, khám chữa bệnh, người dân ở những bản, làng mới này đã yên tâm ổn định cuộc sống, góp phần gìn giữ biên cương.

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 3: Giải phóng tiềm năng đất đai

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 3: Giải phóng tiềm năng đất đai

    Các huyện biên giới của hai tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang vốn là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Hàng trăm người khuyết tật trên địa bàn các huyện này vốn là nạn nhân của “tử thần” lẩn khuất trong lòng đất. Tiềm năng đất đai chưa được giải phóng, trong khi nhu cầu canh tác là rất lớn. Đời sống nhiều hộ dân tại các xã giáp biên rất khó khăn vất vả, thiếu thốn trăm bề. Thế nhưng mọi thứ đã và đang dần từng bước đổi thay…

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 2: Quyết tâm bắt sống 'tử thần' trong lòng đất

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 2: Quyết tâm bắt sống 'tử thần' trong lòng đất

    Lẩn khuất dưới màu xanh bình yên là những quả nổ chực chờ cơ hội gây thương vong cho con người và gia súc. Để góp phần hồi sinh những vùng “đất chết”, trả lại mùa màng bội thu cho người dân, những người lính Công binh đang thận trọng, bảo đảm an toàn trong từng chi tiết khảo sát, dò tìm, xử lý bom mìn, vật liệu nổ.

  • Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 1: Những tiếng nổ sau chiến tranh

    Sự sống nảy mầm trên những vùng 'đất chết' - Bài 1: Những tiếng nổ sau chiến tranh

    Chiến tranh đã đi qua hàng chục năm song một số vùng đất rộng lớn ở khu vực biên giới vẫn bị ô nhiễm bom, mìn. Những tiếng nổ vẫn vang lên sau chiến tranh khiến hàng ngàn người chết hoặc mang thương tật suốt đời... Xương, máu của những cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn rơi trong thời bình.

  • A So - Sự sống nảy mầm từ cái chết

    A So - Sự sống nảy mầm từ cái chết

    Cuối tháng 7, nắng và gió chan hòa với màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng keo, tràm xã Đông Sơn, huyện A Lưới. Hàng rào bồ kết xanh mướt vây chặt sân bay quân sự A So, khu vực được coi là 'rốn' điôxin ở tỉnh Thừa Thiên-Huế.