Tags:

Opec

  • Brazil thông báo quyết định gia nhập OPEC+

    Brazil thông báo quyết định gia nhập OPEC+

    Ngày 18/2, Brazil đã thông báo quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC+. Thông báo quyết định trên, Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Brazil Alexandre Silveira nhấn mạnh đây là thời khắc lịch sử đối với Brazil và ngành năng lượng của nước này, mở ra một chương mới trong lịch sử đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

  • Brazil chính thức gia nhập OPEC+

    Brazil chính thức gia nhập OPEC+

    Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và Năng lượng Brazil, ông Alexandre Silveira cho biết nước này đã quyết định gia nhập OPEC+, một nhóm tập hợp 13 quốc gia thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và 10 quốc gia quan sát viên.

  • Dự báo về giá dầu và năng lượng Mỹ trong năm 2025

    Dự báo về giá dầu và năng lượng Mỹ trong năm 2025

    Ngày 11/2, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đưa ra dự báo cho rằng việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (gọi tắt là OPEC+) cắt giảm sản lượng sẽ giữ ổn định giá dầu trong đầu năm 2025 trước khi giá mặt hàng này có thể giảm vào cuối năm khi nguồn cung tăng lên. Trong khi đó, xu hướng năng lượng Mỹ được cho là sẽ tiếp tục chuyển biến tốt.

  • OPEC+ cắt giảm sản lượng giữ giá dầu ổn định trong đầu năm 2025

    OPEC+ cắt giảm sản lượng giữ giá dầu ổn định trong đầu năm 2025

    Ngày 11/2, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đưa ra dự báo cho rằng việc OPEC+ cắt giảm sản lượng sẽ giữ ổn định giá dầu trong đầu năm 2025 trước khi giá mặt hàng này có thể giảm vào cuối năm khi nguồn cung tăng lên.

  • Thông điệp của OPEC đối với chính quyền Tổng thống Trump

    Thông điệp của OPEC đối với chính quyền Tổng thống Trump

    Dù Tổng thống Donald Trump liên tục gây áp lực buộc OPEC tăng sản lượng để hạ giá dầu, nhưng liên minh dầu mỏ này vẫn giữ vững lập trường: họ hành động theo lợi ích riêng, không theo yêu cầu của bất kỳ ai.

  • OPEC+ không thay đổi kế hoạch sản lượng bất chấp sức ép từ Mỹ

    OPEC+ không thay đổi kế hoạch sản lượng bất chấp sức ép từ Mỹ

    Ngày 3/2, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, đã quyết định không thay đổi kế hoạch sản lượng hiện nay, trong bối cảnh liên minh này đang đối mặt với sức ép từ Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu hạ giá dầu bằng cách tăng sản lượng.

  • OPEC+ nhiều khả năng sẽ duy trì kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu

    OPEC+ nhiều khả năng sẽ duy trì kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu

    Các thành viên chủ chốt của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những đối tác, hay còn gọi là OPEC+, có kế hoạch họp trực tuyến vào ngày 3/2 (giờ địa phương) để xem xét tình hình thị trường "vàng đen" và nhiều khả năng sẽ duy trì kế hoạch cắt giảm nguồn cung hiện tại.

  • Lý do OPEC khó 'khuất phục' trước áp lực từ chính quyền Trump

    Lý do OPEC khó 'khuất phục' trước áp lực từ chính quyền Trump

    Bất chấp lời kêu gọi từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc hạ giá dầu nhằm tác động đến cuộc chiến Nga-Ukraine, OPEC dường như không dễ nhượng bộ. Với chiến lược dài hạn, cân nhắc địa chính trị và lợi ích nội bộ, tổ chức này có nhiều lý do để giữ vững chính sách sản xuất, bất chấp áp lực từ Washington.

  • Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?

    Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?

    Chính quyền mới có thể khiến căng thẳng dầu mỏ giữa Mỹ và OPEC leo thang, khi ông Trump quyết tâm kéo giá dầu xuống để hỗ trợ kinh tế Mỹ, trong khi Saudi Arabia cần giá cao để cân đối ngân sách. Liệu Washington và Riyadh có bước vào một cuộc chiến giá dầu mới, lặp lại kịch bản năm 2020?

  • Mỹ kêu gọi OPEC giảm giá dầu, thị trường năng lượng đi xuống

    Mỹ kêu gọi OPEC giảm giá dầu, thị trường năng lượng đi xuống

    Giá dầu giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 27/1 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giảm giá. Trước đó, ông Trump cũng đã thông báo một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy sản lượng dầu mỏ và khí đốt của Mỹ.

  • Giá dầu thế giới dứt chuỗi bốn tuần tăng liên tiếp

    Giá dầu thế giới dứt chuỗi bốn tuần tăng liên tiếp

    Giá dầu thế giới tăng nhẹ vào phiên cuối tuần (24/1), nhưng vẫn ghi nhận mức giảm trong cả tuần, qua đó dứt chuỗi bốn tuần tăng liên tiếp, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các kế hoạch toàn diện nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời yêu cầu Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hành động để hạ giá dầu thô.

  • Giá dầu giảm do kế hoạch tăng sản lượng của Mỹ

    Giá dầu giảm do kế hoạch tăng sản lượng của Mỹ

    Giá dầu ít biến động trong phiên 24/1, nhưng vẫn hướng đến tuần giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra kế hoạch toàn diện để thúc đẩy sản xuất dầu trong nước và yêu cầu Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giảm giá dầu thô.

  • Giá dầu thế giới đi xuống sau động thái của Tổng thống Donald Trump

    Giá dầu thế giới đi xuống sau động thái của Tổng thống Donald Trump

    Giá dầu thế giới giảm 1% trong phiên giao dịch ngày 23/1, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Saudi Arabia và Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hạ giá dầu trong bài phát biểu của ông tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos.

  • Giá dầu khởi sắc nhờ nguồn cung hạn chế và kỳ vọng nhu cầu tăng

    Giá dầu khởi sắc nhờ nguồn cung hạn chế và kỳ vọng nhu cầu tăng

    Giá dầu tại thị trường châu Á tăng vào chiều 8/1 do nguồn cung từ Nga và các thành viên Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thắt chặt. Ngoài ra, báo cáo mới nhất cho thấy số lượng việc làm tại Mỹ tăng bất ngờ, báo hiệu khả năng hoạt động kinh tế mở rộng và kéo theo tăng trưởng nhu cầu dầu tại nước này.

  • Giá dầu thế giới giảm năm thứ hai liên tiếp

    Giá dầu thế giới giảm năm thứ hai liên tiếp

    Giá dầu thế giới mặc dù tăng trong phiên 31/12/2024 nhưng đã giảm khoảng 3% trong cả năm 2024, đánh dấu năm giảm thứ hai liên tiếp do một loạt yếu tố bất lợi, bao gồm: đà phục hồi của nhu cầu năng lượng bị chững lại, kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, Mỹ cùng các nhà sản xuất ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) bơm thêm dầu thô vào thị trường toàn cầu vốn đã dư dôi nguồn cung.

  • Thị trường dầu thế giới năm 2025: Cung vượt cầu

    Thị trường dầu thế giới năm 2025: Cung vượt cầu

    Các nhà phân tích dự báo rằng nguồn cung dầu mỏ của những nước không thuộc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+, sẽ tiếp tục tăng.

  • Fitch: Giá dầu thế giới dự kiến ở mức 70 USD/thùng trong năm 2025

    Fitch: Giá dầu thế giới dự kiến ở mức 70 USD/thùng trong năm 2025

    Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) vừa đưa ra dự báo giá dầu thế giới sẽ giảm từ mức trung bình 80 USD/thùng năm 2024 xuống 70 USD/thùng vào năm 2025 do nhu cầu giảm và sản lượng từ các nước không thuộc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những nước đối tác, hay còn gọi là OPEC+, gia tăng dẫn đến tình trạng dư cung.

  • Sản lượng dầu của OPEC tăng mạnh nhờ lực đẩy từ Libya và Iran

    Sản lượng dầu của OPEC tăng mạnh nhờ lực đẩy từ Libya và Iran

    Sản lượng dầu thô từ tất cả thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong tháng 11/2024 đã tăng 104.000 thùng/ngày so với tháng 10/2024, Báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng của tổ chức này vừa cho biết, chủ yếu là do sản lượng từ Libya (Li-bi) và Iran tăng.

  • OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu

    OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu

    Trong báo cáo thị trường dầu tháng 12, OPEC dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt 103,82 triệu thùng/ngày trong năm 2024, tăng 1,61 triệu thùng/ngày so với năm 2023.

  • OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới

    OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới

    Ngày 11/12, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tiếp tục hạ dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2024 và 2025, đánh dấu lần điều chỉnh giảm tháng thứ 5 liên tiếp.