Tối 7/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và Công ty TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt” năm 2024.
Ngày 5/9, ngay sau khi đô cử Lê Văn Công thi đấu xuất sắc và mang về tấm huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024 (ngày 4/9), Trưởng đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam đã trao thưởng nóng cho vận động viên này.
Vào lúc 23 giờ ngày 4/9 (giờ Việt Nam), đô cử đoàn vận động viên người khuyết tật Việt Nam, anh Nguyễn Bình An, đã thi đấu nội dung chung kết cử tạ nam hạng 54 kg.
Theo lịch thi đấu Paralympic Paris 2024, ngày 5/9/2024 Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam Việt Nam có 2 nữ vận động viên là Đặng Thị Linh Phượng và Châu Hoàng Tuyết Loan tham gia tranh tài ở hai nội dung cuối cùng.
Ngày 4/9/2024, Vận động viên Lê Văn Công đoạt Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024 khi chinh phục mức tạ 171kg ở lần đầu tiên, mang lại niềm tự hào cho Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam.
Chiều 4/9, lực sĩ Lê Văn Công đã giành được huy chương Đồng ở hạng cân 49kg môn Cử tạ tại Paralympic Paris 2024, mang lại niềm tự hào cho Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam nói riêng và người hâm mộ nước nhà nói chung.
Trong ngày 4/9, niềm hy vọng lớn nhất của đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam - lực sĩ Lê Văn Công - sẽ bước vào phần thi đấu hạng 49kg môn Cử tạ với hy vọng hoàn tất cú hat-trick huy chương ở đấu trường Paralympic.
Theo lịch thi đấu Paralympic Paris 2024, ngày 4/9/2024 Đoàn Việt Nam có 3 vận động viên tham gia tranh tài là Phạm Nguyễn Khánh Minh (Điền kinh); Lê Văn Công và Nguyễn Bình An (Cử tạ). Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự Paralympic Paris 2024 với 7 vận động viên, thi đấu 6 nội dung ở 3 môn thể thao là Điền kinh, Bơi và Cử tạ. Đặc biệt, Cử tạ là môn thể thao được kỳ vọng sẽ mang huy chương về cho Đoàn thể thao Việt Nam tại kỳ thế vận hội lần này.
Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam, trong đó có 7 VĐV, đang trong những ngày tập luyện gấp rút trước khi bước vào cuộc tranh tài đầu tiên tại Paralympic Paris 2024. Nhân dịp này phóng viên TTXVN tại Pháp đã tới thăm các VĐV ở nơi họ đang lưu trú và luyện tập.
Từ ngày 31/8, các vận động viên người khuyết tật Việt Nam sẽ bước vào thi đấu tại đấu trường Paralympic Paris 2024 danh giá.
Hai lực sĩ Lê Văn Công và Châu Hoàng Tuyết Loan sẽ cầm cờ cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại lễ khai mạc Paralympic 2024. Đây đã là lần thứ 2 liên tiếp hai vận động viên (VĐV) này có vinh dự cầm cờ cho thể thao nước nhà ở đấu trường Paralympic.
7 VĐV Việt Nam góp mặt tại Paralympic 2024 đều là những kỷ lục gia của Thể thao Người khuyết tật Việt Nam và là tấm gương của ý chí vươn lên để vượt qua nghịch cảnh.
Sau khi hội quân tại Paris (Pháp), các tuyển thủ của đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam đã bước vào tập luyện nhằm chuẩn bị cho phần thi đấu tại Paralympic 2024.
Phó Cục trưởng Cục Thể dục thể thao Nguyễn Hồng Minh - Trưởng đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Thế vận hội người khuyết tật (Paralympic) Paris 2024 cho biết Đoàn vận động viên Việt Nam đã gia nhập Làng VĐV và ổn định nơi ăn, chốn ở.
Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự Paralympic Paris 2024 với 7 vận động viên, trong đó có 5 vận động viên nam và 2 vận động viên nữ, thi đấu 6 nội dung ở 3 môn thể thao gồm: Điền kinh, Bơi và Cử tạ. Mục tiêu của Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam đặt ra tại Paralympic Paris 2024 là giành được 1-2 huy chương.
Ngày 16/7, theo thông tin từ Cục trưởng Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), công tác chuẩn bị và tham dự Thế vận hội người khuyết tật thế giới – Paralympic Paris 2024 của Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam đã cơ bản hoàn tất.
Thể thao người khuyết tật Việt Nam vừa đón tin vui khi chính thức có thêm 5 vận động viên (VĐV) (4 VĐV cử tạ và 1 VĐV điền kinh) giành vé tham dự Paralympic Paris 2024. Qua đó, nâng số VĐV người khuyết tật Việt Nam tham dự Paralympic lên con số 8, hoàn thành mục tiêu đặt ra.
Thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam cho thấy hiện nay cả nước có khoảng 8 triệu người khuyết tật, trong đó trên 2,26 triệu trẻ em. Để mỗi trẻ khuyết tật đều có thể tiếp cận được với tri thức rất cần sự chung tay của cộng đồng và xã hội.
Ở tuổi 84, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn vẫn tràn đầy nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng, tích cực tham gia vào công tác xã hội, đoàn thể, giáo dục truyền thống tại địa phương, với mong muốn tiếp tục lao động, giúp ích cho đời.