Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đã sôi động trở lại trong 2 tháng qua với hàng loạt các thương vụ lớn trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính và năng lượng tái tạo. Dự báo từ nay đến năm 2025, thị trường M&A sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự dẫn dắt từ dòng vốn ngoại.
Trong những tháng gần đây, xuất khẩu nhựa đang có sự hồi phục, tháng sau cao hơn tháng trước, được kỳ vọng có nhiều khởi sắc trong các tháng cuối năm. Hiện ngành nhựa đang ưu tiên thu hút các khoản đầu tư xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành ngành có nhiều triển vọng hấp dẫn cho nhiều giao dịch mua bán và sáp nhập.
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, sáng 25/9, tại thủ đô Sofia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn SoPharma (Bulgaria), ông Dimitar Naydenov, Giám đốc M&A (mua bán và sáp nhập); bà Krasimira Vandeva, Giám đốc điều hành trụ sở Bulgaria, Tập đoàn DSV, Đan Mạch.
Năm 2022 là năm đặc biệt khi nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, kéo theo nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, nhiều chuyên gia kinh tế – tài chính cho rằng, năm 2023 có thể là năm xuất hiện nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tăng về chất lượng hơn số lượng.
Đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), tăng vốn điều lệ, niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán tập trung… là những động thái gần đây của các công ty tài chính tiêu dùng.
Thời gian gần đây, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam bùng nổ với hàng loạt các thương vụ có giá trị lớn. Đáng chú ý, M&A có sự góp mặt của các nhà đầu tư (NĐT) đến từ trong nước tăng cao với hơn 130 thương vụ, chiếm 1,6 tỷ USD trong năm 2021.
Bất chấp đại dịch khó lường, quy mô giá trị thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) Việt Nam vẫn đạt 8,8 tỷ USD trong 10 tháng năm 2021, tăng 18% so với năm 2020.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để thu hút sự gia nhập của các tập đoàn bán lẻ quốc tế. Hơn thế nữa, sự chuyển dịch trong cơ cấu bán lẻ Việt Nam từ loại hình thương mại truyền thống sang kênh bán lẻ hiện đại đang diễn ra sâu sắc. Hoạt động mua bán và sáp nhập giữa nhà bán lẻ trong và ngoài nước đã làm thay đổi cấu trúc và cục diện của ngành bán lẻ.
Năm 2020, mặc dù tổng giá trị mua bán và sáp nhập (M&A) của các doanh nghiệp trên toàn cầu giảm 6,6%, nhưng tổng giá trị M&A của các doanh nghiệp khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) vẫn tăng 26,1%, đạt 725,7 tỷ USD, trong khi tổng số thương vụ giảm 6,7% xuống còn 3.696 giao dịch.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng về kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế thì hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được dự báo sẽ trở thành xu hướng đầu tư chiếm ưu thế trong thời gian tới, nhờ sự tiện lợi, dễ dàng triển khai, nhanh chóng bắt đầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cũng cần có sự cân bằng hợp lý giữa hoạt động M&A và nhu cầu lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước, để tránh các ngành và lĩnh vực kinh tế trọng điểm bị các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát và thâu tóm.
cùng với các đòi hỏi về tiềm lực tài chính, nhiều nhà đầu tư đã chọn con đường ngắn nhất để có thể tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam thông qua con đường M&A (mua bán sáp nhập)
Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) sẽ giúp cho các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn lực của mình; đồng thời cũng là giải pháp đầu tư hiệu quả khi có thể tiếp cận thị trường một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư kỳ vọng sự phục hồi của M&A lạc quan hơn vào năm 2021 chứ chưa phải là 6 tháng cuối năm nay.
Giải thưởng Thương vụ M&A tiêu biểu 2018 – 2019 đã được trao cho SonKim Land tại khuôn khổ Diễn đàn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thường niên lần thứ 11, năm 2019. Giải thưởng này ghi nhận thương hiệu SonKim Land trong thị trường vốn quốc tế.
Tổng giá trị các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong 7 tháng tại Việt Nam đạt gần 5,43 tỷ USD và dự kiến cả năm có thể gần 7,6 tỷ USD. M&A tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bất động sản, logistics, thương mại điện tử và bán lẻ.
Theo Ban tổ chức Diễn đàn mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A Vietnam Forum 2019), dự báo năm 2019, giá trị M&A có thể đạt mốc 6,7 tỷ USD, bằng 88,16% so với năm 2018. Trong giai đoạn trung hạn, quy mô thị trường M&A Việt Nam đã vượt qua mốc 5 tỷ USD của giai đoạn 2014-2016 để ổn định ở mốc 6-6,5 tỷ USD.
SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 28 tháng 5 năm 2019 – Công ty tư vấn việc tuân thủ quy định pháp luật Argus Global Pte Ltd, đã tích hợp đầy đủ 2 thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp. Đầu tiên là Ace Success Pte Ltd, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán và tư vấn thuế có trụ sở tại Singapore. Thương vụ thứ hai là Công ty Argus Compliance India Private Limited, một công ty con của Argus Global có trụ sở tại Ấn Độ, cung cấp các giải pháp dịch vụ đa ngành và toàn diện tại Singapore và Ấn Độ.
Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ phân khúc cửa hàng tiện lợi luôn chứng kiến các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) thành công. Điều này cho thấy xu thế M&A tại lĩnh vực này đang có dấu hiệu gia tăng.
Các công ty Nhật Bản đang trở thành tâm điểm về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của giới doanh nghiệp châu Á kể từ đầu năm 2018 đến nay với giá trị các thương vụ M&A đang hướng tới lập mức kỷ lục mới.
Nhận định của các nhà kinh tế, số lượng ngân hàng tại Việt Nam có quá nhiều, nhưng số ngân hàng mạnh thì quá ít, vì vậy việc rút gọn lại những ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ và yếu kém là cần thiết. Theo đó, việc mua bán và sáp nhập (M&A) các ngân hàng trong thời gian tới dự báo sẽ rất sôi động.