Bản tin nóng thế giới sáng 19/1/2025 có những nội dung sau đây: - Houthi tuyên bố nã tên lửa đạn đạo vào Bộ Quốc phòng Israel tại Tel Aviv; - Đức để ngỏ khả năng đưa quân tới vùng đệm ở Ukraine trong tương lai; - Nga thẳng thừng bác bỏ yêu sách của Anh và Ukraine đối với Biển Azov; - Israel thả hơn 700 tù nhân trong giai đoạn đầu thỏa thuận ngừng bắn Gaza.
Nhóm vũ trang Houthi tại Yemen cho biết trong sáng 18/1 đã tiến hành phóng một tên lửa đạn đạo Dhu al-Fiqar nhằm vào Bộ Quốc phòng Israel ở Tel Aviv.
Sáng 14/1, Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía vùng biển phía Đông, cách vụ phóng tên lửa siêu vượt âm gần nhất chỉ khoảng 1 tuần.
Theo hãng tin Yonhap, quân đội Hàn Quốc ngày 14/1 thông báo Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể bay nghi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía vùng biển phía Đông vào ngày 13/1. Đây là vụ phóng thứ hai Triều Tiên tiến hành trong năm 2025, sau vụ thử thành công tên lửa đạn đạo siêu thanh ngày 6/1.
Theo các chuyên gia Mỹ, công nghệ không gian của Nga, nếu được chuyển giao cho Triều Tiên có thể tăng cường đáng kể khả năng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của nước này.
Theo Yonhap, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về biển Nhật Bản trong ngày 6/1.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết Ukraine đã phóng tám tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất vùng Belgorod và cuộc tấn công mới nhất này của Ukraine sẽ nhận được phản ứng thích đáng.
Quân đội Israel ngày 30/12 thông báo sau khi còi báo động vang lên ở miền Trung Israel, Lực lượng không quân Israel (IAF) đã đánh chặn được một tên lửa đạn đạo siêu thanh phóng từ Yemen trước khi tên lửa này bay vào lãnh thổ Israel.
Việc THAAD thực chiến lần đầu tiên trong thực tế ở Israel xảy ra vào ngày 26/12, khi phiến quân Houthi phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) về phía Israel.
Ngày 27/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã phóng một tên lửa đạn đạo siêu thanh nhắm vào sân bay Ben Gurion của Israel ở Tel Aviv và tên lửa này đã bắn trúng mục tiêu.
Ngày 25/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố thực hiện vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào thành phố Tel Aviv của Israel sáng sớm cùng ngày.
Nhà Trắng vừa cảnh báo rằng chương trình phát triển công nghệ tên lửa tiên tiến của Pakistan sẽ mang lại cho nước này khả năng tấn công các mục tiêu vượt xa khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 19/12, nhóm Houthi tại Yemen tuyên bố lực lượng này đã tấn công 2 mục tiêu quân sự tại thành phố Tel Aviv của Israel bằng "hai tên lửa đạn đạo siêu vượt âm" vào sáng sớm cùng ngày.
Ngày 19/12, không quân Ukraine cho biết rằng Nga đã sử dụng hàng loạt thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa đạn đạo để tấn công vào nhiều khu vực của nước này ngay trong đêm.
Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin cho biết việc Moskva sử dụng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik trên lãnh thổ Ukraine đã buộc London phải có cách tiếp cận thận trọng hơn đối với các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Đại tá Sergey Karakayev, Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, tuyên bố không có nơi nào trên thế giới mà tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Nga không thể vươn tới.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) ngày 10/12 cho biết đã đánh chặn thành công một mục tiêu tên lửa đạn đạo trong cuộc thử nghiệm đầu tiên từ ngoài khơi đảo Guam.
Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất nhằm vào Ukraine đã thúc đẩy một số nước châu Âu khôi phục lại khả năng tương tự. Nhưng họ cần phải vượt qua những thách thức về chính trị, kỹ thuật và ngân sách để khát vọng này trở nên khả thi.
Theo hãng tin TASS, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Moskva có thể triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik tại Belarus vào nửa cuối năm 2025.
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho biết Moskva có thể triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik tại Belarus vào nửa cuối năm 2025. Đây là loại vũ khí, theo ông Putin, có thể biến mọi thứ ở trung tâm vụ nổ mà nó tạo ra thành cát bụi.