Với sự phát triển nhanh chóng, trong thời gian ngắn, đặc biệt lưới điện truyền tải kết nối với hệ thống năng lượng tái tạo tại khu vực Nam miền Trung - Tây Nguyên đã khiến lưới điện của Công ty Truyền tải Điện 3 (PTC3) luôn ở trong tình trạng đầy và quá tải. Đơn vị này đang gặp nhiều khó khăn và áp lực trong vận hành lưới truyền tải điện.
Với khối lượng quản lý hơn 6.000 km đường dây ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cùng hàng chục trạm biến áp, việc quản lý và vận hành lưới điện truyền tải của Công ty Truyền tải điện 3 - PTC3 (Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) nhằm đảm bảo dòng điện luôn thông suốt là nhiệm vụ nặng nề, đặc biệt trong thời gian bước vào cao điểm mùa nắng nóng này.
Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) được Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia giao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện truyền tải từ 220-500 kV trên 9 tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên, nơi đang tập trung các nguồn điện lớn.
Với số lượng nhà máy điện năng lượng tái tạo gồm điện gió và điện mặt trời chiếm gần 1/3 khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên, tỉnh Ninh Thuận được xem là trung tâm của nguồn năng lượng tái tạo.
Tính đến sáng nay 29/9, đường dây 500 kV Dốc Sỏi – Đà Nẵng đã hoàn thành khắc phục sự cố do bão số 4 (bão Noru) gây ra. Như vậy, tất cả các sự cố lưới điện truyền tải do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) quản lý vận hành đã được khắc phục hoàn toàn.
Miền Bắc đang ở giai đoạn nắng nóng căng thẳng khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Vậy, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) - đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải từ Hà Tĩnh trở ra đã triển khai những giải pháp nào để đảm bảo an an toàn truyền tải điện. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Hòa, Phó Giám đốc PTC1 về vấn đề này.
Để giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo phát triển mạnh trong thời gian qua và thời gian sắp tới, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đề ra kế hoạch và đang tập trung triển khai các dự án đầu tư lưới điện truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Đây là các khu vực phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.
Hiện nay, nắng nóng đang diễn ra khắp cả nước, vì thế nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến truyền tải điện cũng tăng cao tương ứng. Là đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên - nơi được coi là "đòn gánh" của hệ thống truyền tải điện Bắc - Nam, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) đã có sự chuẩn bị trước các tình huống mùa nắng nóng.
Ngày 14/3, tại Gia Lai, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) đã tổ chức Hội thi ứng dụng thiết bị bay không người lái trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Hội thi diễn ra trong 2 ngày gồm phần lý thuyết và thực hành. Đây là đơn vị đầu tiên trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức hội thi chủ đề này.
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trước mùa mưa bão để đảm bảo vận hành an toàn lưới.
Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn đặt mục tiêu đến năm 2022, sẽ có 100% thiết bị lưới điện truyền tải và 80% thiết bị lưới điện 110 kV được số hóa.
Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm năng lượng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng kho, cảng, đường ống dẫn khí và hệ thống FSRU; hoàn thiện kết cấu hạ tầng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giải phóng công suất các dự án nguồn năng lượng.
Ông Tạ Việt Hùng, Trưởng Ban Kỹ thuật(Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia - EVNNPT) cho biết, năm 2019, tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải đạt 2,15%, giảm 0,29% so với kết quả thực hiện năm 2018 và thấp hơn 0,19% so với chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao.
Tổn thất điện năng là một tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả công tác sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), do vậy việc giảm tổn thất điện năng sẽ giúp EVNNPT hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao, đảm bảo được các chỉ tiêu thi đua, đồng thời tối ưu hóa chi phí qua đó đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải theo văn bản 1891/TTg-CN ngày 27/12/2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khẩn trương thực hiện đầu tư xây dựng các dự án lưới điện truyền tải trên địa bàn Ninh Thuận, Bình Thuận.
Nguồn điện từ các dự án điện gió, điện mặt trời ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đã có nhưng nghịch lý là lưới điện truyền tải lại không đáp ứng đồng bộ, gây lãng phí lớn cho xã hội.
Ông Hồ Công, Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 3, đơn vị quản lý lưới điện truyền tải từ cấp điện áp 220kV đến 500kV thuộc 9 tỉnh Nam miền Trung, Tây Trung cho biết, đến giai đoạn 2000-2005, đường dây 500kV mạch 1 chủ yếu truyền tải điện từ Bắc vào Nam.
Theo báo cáo từ Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia (EVNNPT), thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hiện nay, đơn vị đang triển khai dự án ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Dự kiến, đến năm 2018, hệ thống này sẽ được đưa vào vận hành chính thức.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến 16 giờ ngày 5/11, EVN đã khôi phục, vận hành được 75% lưới điện 110kV và khoảng 65% lưới điện trung - hạ áp trên tổng số phần lưới điện bị ảnh hưởng do bão số 12. Đặc biệt, lưới điện truyền tải 200kV và 500kV đã được khôi phục hoàn toàn.
Tiếp tục khắc phục các sự cố do cơn bão số 12 - Damrey, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến 9 giờ ngày hôm nay (5/11), Tập đoàn đã khôi phục hoàn toàn lưới điện truyền tải 200kV và 500kV.