Ngày 9/6, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định mở rộng chương trình lao động kỹ năng đặc định từ 3 lên 12 lĩnh vực để giải quyết bài toán thiếu nguồn nhân lực khi Tokyo có thể xóa bỏ chương trình thực tập sinh kỹ năng trong bối cảnh dân số già hóa.
Trong số các quốc gia phái cử lao động sang Nhật Bản, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia có mức tăng nhanh nhất. Các chương trình đưa số lượng lớn lao động nước ngoài sang Nhật Bản như TITP, du học sinh, kỹ năng đặc định đều có sự đóng góp đáng kể của lao động Việt Nam.
Lao động nước ngoài sang Nhật Bản thông qua nhiều hình thức, trong đó có ba chương trình đưa số lượng lớn lao động gồm TITP; chế độ visa kỹ năng đặc định 1 và 2; và du học sinh.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các số liệu thống kê mới nhất của Cục Quản lý Cư trú và Xuất nhập cảnh Nhật Bản cho thấy Việt Nam đứng đầu về số người làm việc tại nước này theo chính sách thị thực mới cho người lao động có kỹ năng đặc định.
Ngày 4/10, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Hiệp hội các nghiệp đoàn ngành dịch vụ lưu trú Ryokan và khách sạn toàn Nhật Bản ký Bản ghi nhớ hợp tác đẩy mạnh tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định Việt Nam ngành dịch vụ lưu trú và khách sạn sang làm việc tại Nhật Bản.
Chiều 23/7, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về tư cách lưu trú mới “kỹ năng đặc định” cho người lao động Việt Nam có nhu cầu làm việc ở Nhật Bản.
Báo Yomiuri của Nhật Bản số ra ngày 8/7 cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đang cạnh tranh gay gắt để thu hút các cựu thực tập sinh kỹ năng Việt Nam trở lại Nhật Bản theo chế độ kỹ năng đặc định mới.
Ngày 1/7, tại Tokyo, các cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật Bản đã trao đổi Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về việc đưa lao động kỹ năng đặc định Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.