Mặc dù những trận đánh trong cuộc tổng tiến công của lực lượng biệt động Sài Gòn đã bị tổn thất lớn về lực lượng nhưng về mặt chính trị những trận đánh này đã “giáng” cho địch một đòn “xiểng liểng”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị Pari về Việt Nam (1968 - 1973), bà Nguyễn Thị Bình (ảnh) đại diện cho đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) tham gia đàm phán trên bàn Hội nghị.
Ở Hội nghị Pari, ta và Mỹ tổ chức rất nhiều cuộc họp riêng, và những cuộc họp riêng này cực kỳ căng thẳng, đấu lý từng điểm rất nhỏ. Cuộc đàm phán dài nhất thế kỷ XX từ 1968 -1973 đã trở thành “tâm điểm” của dư luận thế giới. Khi đó, cả thế giới đều hướng về Pari...
Trong cuộc hội thảo “Lê Đức Thọ với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam Định”... nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nói: “Lê Đức Thọ là nhà ngoại giao khổng lồ.
Ký ức về Hội nghị Pari 40 năm đã trôi qua, đất nước đã trải qua biết bao thay đổi, nhưng với những người đã từng có mặt ở Hội nghị Pari từ năm 1968 đến 1973, những diễn biến, những câu chuyện bên trong và ngoài bàn đàm phán dường như vẫn nguyên vẹn.
Kéo dài suốt 5 năm với gần 250 cuộc họp và gặp riêng, Hội nghị Pari là đỉnh cao nghệ thuật vừa đánh vừa đàm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để giúp độc giả có cái nhìn đầy đủ về Hội nghị Pari, được sự đồng ý của Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Báo Tin tức xin trích đăng một số nội dung trong chương “Cuộc đàm phán dài nhất lịch sử” - viết về Hội nghị Pari từ năm 1968-1973.
Thật may mắn khi chúng tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện với Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, được nghe bà kể những câu chuyện về bản thân, gia đình và những kỷ niệm của đáng nhớ của bà trong những năm tham gia cuộc đàm phán ở Hội nghị Pari về Việt Nam.