Trung Quốc và Lào đã ký kết tuyên bố chung nhằm nâng tầm hợp tác song phương, với trọng tâm là phát triển "Hành lang Kết nối" đầy tham vọng giữa hai nước và Thái Lan.
Cuộc xung đột ở Dải Gaza đã khiến kế hoạch kết nối Ấn Độ với châu Âu bằng đường bộ qua Trung Đông phải tạm dừng. Tuy nhiên, nỗ lực này sẽ sớm được khởi động nhờ hành lang kết nối bờ biển Vịnh Ba Tư của Iraq với châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) đang cần được đầu tư nguồn lực để hoàn thiện về hạ tầng và chính sách, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế để tạo thành trục động lực mới cho phát triển của vùng và liên vùng.
Các tỉnh, thành: Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đang chú trọng phát triển hệ thống các trung tâm logistics trên Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC); trong đó, tập trung ở cảng biển, đường bộ, đường bộ sắt, sân bay và cửa khẩu.
Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy liên kết vùng, liên vùng và quốc tế khi các hành lang này giao cắt với trục Bắc – Nam, đồng thời kết nối với sân bay, cảng biển và hệ thống giao thông của các nước khác trong khu vực.
Một trong những chủ trương lớn của Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là: “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế qua các cửa khẩu trong vùng gắn với Hành lang Kinh tế Đông – Tây. Nghiên cứu thí điểm mô hình khu kinh tế cửa khẩu qua biên giới trên Hành lang Kinh tế Đông – Tây” (EWEC).