Trong ba ngày từ 18 đến 20/12, Đức đã chuyển giao 63 tấn hàng viện trợ nhân đạo tới Gaza thông qua 4 chuyến tới sân bay Al-Arish, Bắc Sinai, Ai Cập.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 6/11, Chính phủ Venezuela cho biết đã gửi hơn 300 tấn hàng viện trợ tới Cuba.
Ngày 16/10, Israel thông báo tổng cộng 50 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đã vào Dải Gaza. Động thái diễn ra sau khi Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Tel Aviv, cảnh báo sẽ dừng viện trợ quân sự nếu Israel không tăng cường đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza.
Hãng thông tấn NNA của Liban ngày 4/10 (giờ địa phương) đưa tin máy bay trở 55 tấn hàng viện trợ và thuốc men y tế đã tới nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hãng thông tấn quốc gia Petra của Jordan đưa tin Amman ngày 29/9 đã điều chiếc máy bay thứ 2 chở hàng viện trợ nhân đạo tới Liban.
Khi bom bắt đầu rơi xuống Gaza vào tháng 10/2023, nhóm gồm 25 người Palestine đạp xe bị cụt chân có tên Gaza Sunbirds đã bắt đầu sử dụng phương tiện của họ để giao thức ăn cho những người hàng xóm.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Nga, tối 20/9, chuyên cơ của Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga đã chuyển hơn 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo tới Việt Nam nhằm hỗ trợ khắc phục hậu quả tàn khốc của cơn bão số 3 (Yagi).
Hàng viện trợ gồm 40 máy lọc nước, 200 tấm bạt nhựa đa năng sẽ được chuyển đến tỉnh Yên Bái ngay trong ngày 15/9.
Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 13 giờ 50 phút ngày 14/9, chuyến hàng viện trợ thứ 3 của Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (AHA) hỗ trợ người dân các địa phương bị thiệt hại do bão, lũ đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định về việc tiếp nhận, phân bổ hàng viện trợ khẩn cấp từ một số nhà tài trợ nước ngoài cho các địa phương bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Ngày 21/8, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết hơn 10 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo, bao gồm cả các xe tải của 2 cơ quan thuộc Liên hợp quốc (LHQ) là Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), đã vượt qua biên giới từ CH Chad tới vùng Darfur của Sudan.
Bến tàu nổi trị giá 230 triệu USD của Mỹ nhằm vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến Gaza đã kết thúc sứ mệnh sau 25 ngày hoạt động.
Ngày 17/7, Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Brad Cooper cho biết nhiệm vụ chuyển hàng viện trợ nhân đạo cho người Palestine thông qua cầu tàu nổi do Mỹ lắp đặt tạm thời ngoài khơi bờ biển Gaza đã chấm dứt.
Trong gần 2 tháng qua, hàng trăm xe tải chở đầy thức ăn và nước uống đã bị mắc kẹt bên phía Ai Cập để đợi cấp phép đưa hàng viện trợ nhân đạo cần thiết vào Dải Gaza đang bị chiến tranh tàn phá.
Ngày 29/6, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết hàng tấn hàng viện trợ đang chất đống tại cầu tàu tạm do Mỹ xây dựng ngoài khơi Gaza đã bắt đầu được đưa vào đất liền.
Ngày 20/6, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết bến tàu nổi do quân đội nước này thiết lập ở Dải Gaza đã được neo lại và hoạt động vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đã được nối lại tại đây.
Ngày 16/6, Gaza ghi nhận ngày đầu tiên khá yên bình trong nhiều tháng, sau khi quân đội Israel tuyên bố sẽ tạm dừng giao tranh hằng ngày gần tuyến đường phía Nam dải đất này để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng viện trợ.
Ngày 16/6, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (UNOCHA) hoan nghênh quyết định của Israel tạm dừng giao tranh hằng ngày ở gần tuyến đường phía Nam Dải Gaza để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng viện trợ.
Ngày 16/6, quân đội Israel thông báo sẽ thực hiện "tạm dừng hoạt động quân sự mang tính chiến thuật" hằng ngày tại một phần phía Nam Dải Gaza vào ban ngày để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng viện trợ.
Ngày 11/6, giới chức Mỹ cho biết bến tàu nổi do nước này xây dựng ở Dải Gaza đã nối lại hoạt động vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến vùng lãnh thổ này sau khi phải tạm ngừng 2 ngày do thời tiết xấu gây biển động.