Công lao to lớn của các thầy cô giáo không thể diễn tả hết bằng lời nói. Ở mọi nơi trên thế giới, có những hoạt động rất thiêng liêng để bày tỏ lòng biết ơn đến những người thầy, cô giáo ngày đêm nỗ lực “gieo con chữ”.
Vùng núi cao thuộc thôn Phú Hải (xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang ngày càng phát triển, đổi thay. Thế nhưng, bao năm qua có một điều không hề thay đổi ở ngôi trường của thôn, đó là sự miệt mài gieo con chữ và tình yêu thương của các thầy cô giáo dành cho học sinh dân tộc miền núi nơi đây. Có người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình âm thầm cống hiến cho những mầm non của núi rừng.
Chặng đường gieo con chữ ở vùng cao gặp nhiều khó khăn vất vả, gian nan nhưng tình yêu nghề và mong muốn một tương lai tươi sáng hơn cho các em nhỏ vùng cao đã thôi thúc các cô giáo ở vùng cao Hà Giang vượt lên tất cả.
Với nhiệt huyết, tình yêu nghề, thầy Nguyễn Minh Thiện (59 tuổi), Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã vượt qua nhiều khó khăn, gắn bó với trường với lớp gần 37 năm qua trong hành trình "gieo con chữ" cho những học trò nghèo tại các vùng quê còn thiếu thốn của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Trong thời gian nghỉ ở nhà, các em chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, do vậy việc gieo chữ nơi vùng cao Hà Giang của các thầy, cô giáo cắm bản cần nhiều nỗ lực hơn bao giờ hết.
Hiện nay, ở vùng Tây Bắc, nhiều điểm bản không có đường, điện, nước sinh hoạt, sóng điện thoại, lớp học tạm bợ… Các thầy cô giáo vì yêu nghề, thương học sinh nên đã bám trường, bám lớp, lặng thầm gieo con chữ nơi rẻo cao.
Nhiều năm nay, các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở vùng biển Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) hằng ngày vẫn đến nhà cô Lê Thị Châu (61 tuổi, ở khu dân cư Lộc Phước 3, quận Sơn Trà) để học chữ từ lớp học miễn phí của cô.