Ngày 24/1, theo tờ Politico đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố Tầm nhìn kinh tế mới, nhấn mạnh trọng tâm vào việc tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế và giảm thiểu các quy định xanh hiện hành.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 27 - 28/6 tại thủ đô Brussels của Bỉ. Đây là hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của Hội đồng châu Âu trong nhiệm kỳ này với chương trình nghị sự quan trọng, trong đó nhiều quyết định có tính chất định hình tương lai của EU sẽ được đưa ra.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 8/11 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ dẫn đầu trong nỗ lực tổ chức hội nghị hòa bình một cách sớm nhất có thể để bàn về cuộc xung đột Hamas-Israel.
Nhằm cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) ưu tiên phát triển 70 dự án cơ sở hạ tầng quốc tế.
Ngày 14/12, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành hội nghị cấp cao trực tiếp đầu tiên tại trụ sở EU ở Brussels (Bỉ). Sự kiện này đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - EU hy vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên quan hệ kinh tế tốt đẹp hơn cũng như giúp các nhà sản xuất châu Âu tại châu Á đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu thô.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 6/1, Bồ Đào Nha, nước Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), đã đề ra kế hoạch tăng cường quan hệ với Ấn Độ và châu Phi trong nửa đầu năm 2021.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 26/3, sau cuộc họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết EU ủng hộ duy trì biên giới mở để hàng hóa tiếp tục được lưu thông và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu vaccine chống lại virus SARS-Cov-2.
Ngày 15/7, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cho biết các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân Iran không coi các vi phạm của Tehran là nghiêm trọng và chưa có ý định kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp của thỏa thuận, đồng thời ưu tiên giải pháp ngoại giao để giải quyết khủng hoảng.