Tags:

Di tích cố đô

  • Thừa Thiên - Huế: Bố trí gần 65 tỷ đồng phục hồi di tích Đại Cung Môn

    Thừa Thiên - Huế: Bố trí gần 65 tỷ đồng phục hồi di tích Đại Cung Môn

    Chiều 15/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế khóa VIII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 20 để xem xét, thông qua nhiều quyết định quan trọng, trong đó có việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Phục hồi di tích Đại Cung Môn trong Tử cấm thành Huế thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới.

  • Ra mắt sách 'Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger'

    Ra mắt sách 'Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger'

    Ngày 5/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Tiến sĩ Amandine Dabat (hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi) tổ chức tọa đàm, ra mắt sách "Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger" vừa được xuất bản bằng Tiếng Việt vào tháng 10/2024.

  • Lắng đọng đêm nghệ thuật 'Mùa thu cho em'

    Lắng đọng đêm nghệ thuật 'Mùa thu cho em'

    Tối 24/9, tại Nhà hát sông Hương, thành phố Huế, chương trình nghệ thuật “Mùa thu cho em” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đã làm thỏa lòng hàng trăm người dân, du khách. Chương trình được phát sóng trực tiếp trên 26 đài truyền hình cả nước.

  • Di sản văn hóa Huế - Bài 2: Số hóa di sản – Tiền đề cho phát triển công nghiệp văn hóa

    Di sản văn hóa Huế - Bài 2: Số hóa di sản – Tiền đề cho phát triển công nghiệp văn hóa

    Sở hữu kho tàng đồ sộ di sản văn hóa cung đình đặc sắc không chỉ đem lại lợi thế to lớn cho Thừa Thiên – Huế mà còn đặt ra bài toán cho các nhà quản lý địa phương trong bảo tồn và phát huy giá trị hiệu quả. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang “bắt tay” cùng các công ty công nghệ số triển khai số hóa 3D khoảng 11.000 cổ vật, hiện vật. Đây chính là tiền đề quan trọng, giải quyết bài toán khai thác nguồn tài nguyên di sản phục vụ cho công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản.

  • Di sản văn hóa Huế - Bài 1: Danh hiệu quốc tế giúp hồi sinh di sản

    Di sản văn hóa Huế - Bài 1: Danh hiệu quốc tế giúp hồi sinh di sản

    Thừa Thiên - Huế hiện là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 di sản văn hóa thế giới được UNESCO ghi danh là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở hoàng cung Huế.

  • Điện Thái Hoà dự kiến được khánh thành, đón khách tham quan vào cuối tháng 11/2024

    Điện Thái Hoà dự kiến được khánh thành, đón khách tham quan vào cuối tháng 11/2024

    Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, Dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa dự kiến sẽ được khánh thành, đón khách tham quan vào dịp Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2024, vượt tiến độ nhiều tháng so với kế hoạch.

  • Hải Vân Quan mở cửa đón du khách tham quan

    Hải Vân Quan mở cửa đón du khách tham quan

    Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau hơn 2 năm được tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng trùng tu.

  • Nghi lễ truyền thống và nhân văn của người dân Cố đô Huế

    Nghi lễ truyền thống và nhân văn của người dân Cố đô Huế

    Ngày 28/6, tại đàn Âm hồn (số 73 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, thành phố Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Âm hồn năm 2024 tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố thất thủ Kinh đô năm 1885.

  • 147 cổ vật triều Nguyễn hội tụ tại Kinh thành Huế

    147 cổ vật triều Nguyễn hội tụ tại Kinh thành Huế

    Chiều 22/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Hội Cổ vật Thành phố Hồ Chí Minh và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức khai mạc trưng bày triển lãm chủ đề “Cổ vật hội tụ” tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế.

  • Khánh thành dự án Bảo tồn tu bổ Lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ

    Khánh thành dự án Bảo tồn tu bổ Lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ

    Sáng 7/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ khánh thành dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ thuộc quần thể di tích Lăng vua Thiệu Trị tại xã Thủy Bằng, thành phố Huế.

  • Chiêm ngưỡng biểu tượng rồng qua gốm Trần Độ

    Chiêm ngưỡng biểu tượng rồng qua gốm Trần Độ

    Chiều 6/6, tại điện Kiến Trung, Hoàng thành Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ tổ chức triển lãm “Biểu tượng rồng qua gốm Trần Độ”.

  • 10 cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số

    10 cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số

    Ngày 17/5, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với các đối tác tiến hành định danh số với 10 cổ vật triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, đồng thời ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse (vũ trụ ảo) đầu tiên tích hợp kính Apple Vision Pro, ứng dụng công nghệ của Phygital Labs, mở ra hành trình ứng dụng công nghệ vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản.

  • Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh trong quý IV/2024

    Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh trong quý IV/2024

    Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.

  • Sâu lắng chương trình thơ nhạc 'Hương sắc mùa Xuân'

    Sâu lắng chương trình thơ nhạc 'Hương sắc mùa Xuân'

    Tối 24/2, tại Phủ Nội vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên - Huế tổ chức chương trình Thơ nhạc "Hương sắc mùa Xuân", nhân Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22.

  • Thừa Thiên - Huế: Khai ấn cung chúc tân Xuân

    Thừa Thiên - Huế: Khai ấn cung chúc tân Xuân

    Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.

  • Xây dựng di sản du lịch xanh để bảo tồn

    Xây dựng di sản du lịch xanh để bảo tồn

    Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Từ đó đến nay, dưới sự hỗ trợ của UNESCO về tài chính, kỹ thuật cũng như vận động quốc tế tài trợ, các di tích đã được trùng tu và phục dựng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị những di sản này thông qua xây dựng môi trường du lịch xanh, bền vững.

  • Khai trương tuyến du lịch xanh tại lăng vua Gia Long

    Khai trương tuyến du lịch xanh tại lăng vua Gia Long

    Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai trương tuyến du lịch xanh, thân thiện môi trường tại khu vực lăng vua Gia Long (xã Hương Thọ, thành phố Huế).

  • Xây dựng Huế trở thành xứ sở Hoàng mai Việt Nam

    Xây dựng Huế trở thành xứ sở Hoàng mai Việt Nam

    Ngày 1/2, tại Công viên Thương Bạc (thành phố Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và Hội Hoàng mai Huế tổ chức khai mạc Ngày hội Hoàng mai Huế lần thứ II năm 2024.

  • Triển lãm 'Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại' công bố gần 100 tài liệu mới

    Triển lãm 'Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại' công bố gần 100 tài liệu mới

    Chiều 17/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”.

  • Di dời dân cư trong Quần thể di tích Cố đô Huế - Bài cuối: Gìn giữ, phát huy bền vững giá trị di sản

    Di dời dân cư trong Quần thể di tích Cố đô Huế - Bài cuối: Gìn giữ, phát huy bền vững giá trị di sản

    Sau gần 5 năm triển khai, dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế giai đoạn 1 đã tiến hành di dời hơn 5.000 hộ dân và từng bước trả lại không gian, diện mạo vốn có cho Khu di sản Huế. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tập trung triển khai các thủ tục phê duyệt giai đoạn 2 của dự án.