Theo báo cáo của Viện nghiên cứu nhi khoa Murdoch (MCRI) công bố ngày 17/11, dịch sởi có nguy cơ bùng phát mạnh vào đầu năm 2021 do các chương trình tiêm chủng trong năm 2020 bị gián đoạn bởi tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Những hạn chế do ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm gián đoạn các chương trình tiêm chủng phòng bệnh sởi và thực tế này làm gia tăng quan ngại nguy cơ tái phát dịch bệnh này sau đợt bùng phát mạnh vào năm 2019.
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng dịch sởi có thể bùng phát trở lại do gián đoạn tiêm chủng trong đại dịch COVID-19.
Đã có tổng cộng 3,6 triệu trẻ trên toàn quốc được tiêm vắc xin Sởi- Rubella an toàn, sắp đến "mùa" của bệnh sởi, nếu trẻ không tiêm chủng hoặc không tiêm đầy đủ sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Samoa đang phải đối mặt với dịch sởi nghiêm trọng khiến ít nhất 25 người thiệt mạng, trong đó đa số là trẻ em.
Số trường hợp tử vong trong đợt bùng phát dịch sởi ở đảo quốc Samoa ở Thái Bình Dương đã lên tới con số 15, trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ.
Ngày 3/9, giới chức thành phố New York của Mỹ đã chính thức thông báo kết thúc dịch sởi tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua, khép lại nhiều tháng trong tình trạng khẩn cấp với hàng trăm trường hợp được ghi nhận mắc bệnh.
Ngày 21/8, Bộ Y tế Brazil cảnh báo dịch sởi đang có xu hướng tăng và đã có hơn gần 1.700 ca mắc sởi ghi nhận trong 3 tháng qua tại 11 bang của quốc gia Nam Mỹ này.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi ngày 17/8 đưa tin, dịch sởi bùng phát từ tháng 1 đến đầu tháng 8/2019 tại CHDC Congo đã khiến hơn 2.700 người chết.
Bệnh sởi vẫn có số người mắc cao trên cả nước, trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, do bỏ qua tiêm chủng, đây là bài học cần rút kinh nghiệm và thực hiện quyết liệt.
Tỷ lệ tin tưởng vaccine - một trong những sản phẩm y tế được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất thế giới, ở những nước nghèo cao hơn so với những nước giàu - nơi chính những nghi ngờ về lợi ích của vaccine đã và đang làm bùng phát các dịch bệnh nghiêm trọng trong đó có dịch sởi.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến nghiêm trọng và phong trào tẩy chay vaccine gia tăng tại Mỹ, cơ quan lập pháp bang New York (Mỹ) ngày 13/6 đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm các bậc phụ huynh lấy lý do tín ngưỡng tôn giáo để không tiêm phòng cho con cái.
Ngày 14/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì hội nghị giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sởi, sốt xuất huyết trên địa bàn.
Trước tình hình số ca bệnh sởi vẫn đang tăng, dịch sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các địa phương rà soát việc tiêm chủng của trẻ, triển khai tiêm vét đủ mũi vắc xin phòng sởi để ngăn chặn dịch lây lan rộng.
Mặc dù thời tiết đã sang mùa hè, nhưng bệnh sởi tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu giảm, thậm chí, số ca mắc còn tăng vọt những tuần gần đây khiến nguy cơ dịch bùng phát cao.
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố ngày 25/4, trong 8 năm qua, mỗi năm có trên 21 triệu trẻ em trên thế giới không được tiêm vaccine phòng sởi, dẫn đến bùng phát dịch bệnh này trên toàn cầu thời gian gần đây.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 3 tháng đầu năm 2019, số ca mắc sởi trên thế giới đã tăng 300% so với cùng kỳ năm 2018 và đây được xem là thảm họa mang tính lịch sử kể từ khi căn bệnh này được định danh.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, chính quyền thành phố miền Đông Bắc nước Mỹ này đã thông báo quy định mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch sởi.
Ngày 8/4, Australia bắt đầu phát động chiến dịch giáo dục lớn nhằm khuyến khích người dân, đặc biệt là công dân du lịch nước ngoài, tiêm vaccine phòng bệnh sởi trong bối cảnh dịch sởi toàn cầu đang bùng phát ở mức độ đáng báo động.