Ngày 18/4, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã phát đi cảnh báo về tình trạng các dịch vụ giả mạo chứng chỉ hành nghề (CCHN) và giấy phép hành nghề (GPHN) trong lĩnh vực y dược. Sở Y tế khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bảo vệ an toàn cho người dân và uy tín của ngành y tế.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, ngày 3/3, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đã ban hành cảnh báo dịch tễ do số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng ở một số quốc gia trong khu vực.
Ngày 26/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh đưa ra cảnh báo về dịch sốt xuất huyết năm 2025 có nguy cơ bùng phát sớm, sau khi ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay tại TP cao hơn so với mức trung bình giai đoạn 2022-2024.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 12/12, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) đã ban hành cảnh báo dịch tễ học do nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng ở châu Mỹ cùng với việc một loại huyết thanh xuất hiện trở lại liên quan đến các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng.
Nhật Bản đang trong giai đoạn dịch cúm mùa khi số lượng bệnh nhân mắc cúm mùa chiếm con số áp đảo so với các bệnh khác. Mặc dù số lượng bệnh nhân mắc cúm mùa trong tuần cuối tháng 1/2025 đã có xu hướng giảm, nhưng giới chức y tế Nhật Bản vẫn cảnh báo dịch cúm vẫn ở mức báo động. Phản ánh của phóng viên TTXVN thường trú tại Nhật Bản.
Ngày 23/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình hình dịch tễ học liên quan bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi vẫn "đặc biệt đáng lo ngại", với số ca bệnh tăng cao tại Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo, Burundi và Uganda.
Ngày 31/10, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cảnh báo đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được kiểm soát, đồng thời kêu gọi các nguồn lực để tránh một đại dịch "nghiêm trọng hơn" COVID-19 xảy ra.
Bác sĩ cảnh báo bệnh ho gà lây lan, dễ biến chứng nặng và cách cha mẹ chăm sóc trẻ mắc ho gà.
Một báo cáo chính thức của Singapore cảnh báo dịch vụ kiều hối có nguy cơ cao bị lợi dụng cho tài trợ khủng bố, trong bối cảnh thanh toán quốc tế trực tuyến được xác định là một kênh mới cho hoạt động này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số ca mắc sởi ở châu Âu đã tăng vọt lên trên 40.000 ca trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11/2023, cao gấp 40 lần so với năm 2022. Các ca mắc sởi được ghi nhận tại 40 trong tổng số 53 nước ở khu vực châu Âu.
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 23/1 cho biết số ca mắc sởi được báo cáo đã tăng vọt lên trên 30.000 ca ở châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm ngoái, cao gấp 30 lần so với năm 2022.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/12 cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ ở Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo có thể lan rộng ra quốc tế, do đang có xu hướng gia tăng số ca mắc do lây truyền qua đường tình dục.
Theo các bác sĩ, hiện chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, bệnh này lại rất dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch, nhất là trong thời điểm học sinh tựu trường.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 18/4 cảnh báo tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể diễn biến phức tạp hơn trước khi virus phát triển theo hướng mà giới chuyên môn có thể đoán định.
Ngày 23/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hậu quả của cơn bão nhiệt đới Freddy đang đặt ra những rủi ro lớn đối với sức khỏe người dân ở các nước miền Nam châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn bão này, trong bối cảnh dịch tả đang bùng phát tồi tệ khắp châu Phi.
Ngày 17/11, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết các ca lây nhiễm từ một số mầm bệnh kháng kháng sinh được gọi là siêu vi khuẩn đã tăng hơn 2 lần tại các cơ sở y tế ở châu lục này. Đây là bằng chứng mới cho thấy các tác động sâu rộng của đại dịch COVID-19.
Ngày 17/11, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã nâng cảnh báo dịch COVID-19 lên mức cao thứ 2 trong thang cảnh báo 4 cấp độ.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 10/11, Bộ Y tế Peru đã ban hành cảnh báo dịch tễ quốc gia sau 3 tuần liên tiếp ghi nhận sự gia tăng số ca mắc COVID-19.
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh. Nếu như đầu tháng 9/2022, số ca mắc trong khoảng 500 - 700 ca/tuần, thì đến cuối tháng 10/2022, ghi nhận 1.200 - 1.400 ca/tuần.
Đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và sự xuất hiện của các biến thể mới vẫn là mối đe dọa tiềm tàng, tiếp tục gia tăng sức ép đối với hệ thống y tế vốn chưa phục hồi sau hơn 2 năm đại dịch hoành hành.