Giới chức tỉnh bang British Columbia ở miền Tây Canada ngày 9/11 cho biết đã phát hiện trường hợp đầu tiên được cho là nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người tại nước này.
Ngày 13/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết dịch cúm gia cầm H5N1 ở nước này đã xuất hiện không chỉ ở những loài chim và gia cầm, mà còn làm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật có vú khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia vừa công bố phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 là một bé gái 6 tuổi trú tại thôn Chamkar Leav, thuộc xã Prey Koki, huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng.
Giới chức liên bang Mỹ và bang Colorado đang điều tra ổ dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát tại trang trại chăn nuôi gia cầm, dẫn đến 4 trường hợp nhiễm bệnh ở người đã được xác nhận và một trường hợp nghi ngờ đang được xác minh.
Ngày 14/7, cơ quan y tế bang Colorado của Mỹ cho biết bang này đã ghi nhận 4 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người và đang kiểm tra tình trạng của trường hợp nghi ngờ thứ 5. Đây đều là những công nhân tại các trang trại chăn nuôi gia cầm.
Ngày 12/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1, đồng thời kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin và nghiên cứu nhằm ngăn chặn đại dịch tiềm ẩn.
Ngày 8/7, Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người, đưa tổng số ca nhiễm virus từ đầu năm 2024 ở quốc gia Đông Nam Á này lên 7 người.
Ngày 3/7, giới chức Mỹ thông báo phát hiện ca thứ 4 mắc cúm gia cầm ở người tại nước này trong năm nay, có liên quan đến đợt bùng phát dịch ở các đàn bò sữa.
Chính phủ Mỹ đã trao 176 triệu USD cho hãng dược phẩm Moderna để thúc đẩy quá trình phát triển vaccine ngừa cúm gia cầm.
Các quan chức y tế Mỹ ngày 30/5 thông báo nước này ghi nhận một ca mới nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người tại bang Michigan.
Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA) từ ngày 29/4 đã siết chặt các quy định nhập khẩu đối với bò sữa từ Mỹ do lo ngại về virus cúm gia cầm H5N1.
Giới chức y tế liên bang Mỹ đã khuyến cáo người tiêu dùng tránh uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng trong bối cảnh cúm gia cầm H5N1 đã lây lan ở các đàn bò sữa tại 9 bang và ít nhất một nông dân tại trang trại nuôi bò sữa đã nhiễm bệnh.
Ngày 30/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở các đàn bò tại những quốc gia khác ngoài Mỹ sau khi các trường hợp mắc bệnh đầu tiên được báo cáo ở Mỹ khi nguồn lây là từ những loài chim di cư.
Ngày 29/4, Chính phủ Mỹ thông báo cơ quan chức chức năng nước này đang lấy mẫu thịt bò xay tại các cửa hàng bán lẻ ở các bang có ổ dịch cúm gia cầm ở bò sữa để tiến hành xét nghiệm, nhưng vẫn tin tưởng nguồn cung cấp thịt an toàn.
Ngày 26/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng nguy cơ do virus cúm gia cầm H5N1 gây ra đối với y tế cộng đồng ở mức thấp, song các nước cần cảnh giác trước những ca mắc bệnh do lây nhiễm từ động vật sang người.
Ngày 24/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với virus cúm gia cầm H5N1 hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.
Ngày 4/4, Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) thông báo Philippines đã ghi nhận đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 độc lực cao tại một trang trại ở miền Trung nước này.
Ngày 1/4, bang Texas và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã ghi nhận một trường hợp mắc cúm gia cầm ở người do tiếp xúc với bò sữa được cho là bị nhiễm virus.