Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 12/12, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) đã ban hành cảnh báo dịch tễ học do nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng ở châu Mỹ cùng với việc một loại huyết thanh xuất hiện trở lại liên quan đến các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng.
Ngày 10/1, Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) xác nhận Đức đã chính thức thông báo về đợt bùng phát bệnh lở mồm long móng (FMD) ở động vật.
Ngày 20/12, Bộ trưởng Y tế Rwanda, ông Sabin Nsanzimana, tuyên bố kết thúc đợt bùng phát bệnh do virus Marburg tại quốc gia Đông Phi từ ngày 27/9 vừa qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.
Ngày 6/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức y tế khác thông báo 899.000 liều vaccine ban đầu đã được phân bổ cho 9 quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) hiện nay.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 9/10, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC) kêu gọi các quốc gia trên thế giới kiềm chế việc áp dụng lệnh cấm đi lại hoặc hạn chế di chuyển nhắm vào các quốc gia châu Phi trong bối cảnh dịch bệnh do bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) và bệnh do virus marburg gây ra.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 6/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triển khai kế hoạch ứng phó trên toàn châu lục đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox).
Ngày 28/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo đã có 57 trường hợp phải nhập viện và 8 trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn Listeria ở nước này. Đây là đợt bùng phát bệnh do nhiễm khuẩn Listeria lớn nhất ở Mỹ kể từ năm 2011.
Bệnh đậu mùa khỉ (mpox) bùng phát mạnh ở châu Phi phần lớn là do sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế trong nhiều thập niên và việc không thể ngăn chặn các đợt bùng phát lẻ tẻ trong một nhóm dân cư ít có khả năng miễn dịch với căn bệnh liên quan đến bệnh đậu mùa. Tuyên bố trên được các nhà khoa học hàng đầu của châu Phi đưa ra ngày 27/8.
Ngày 23/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi hành động chung toàn cầu để kiểm soát đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) mới, đồng thời cho biết kế hoạch ứng phó sẽ cần ít nhất 135 triệu USD trong 6 tháng tới.
Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, Hàn Quốc đã quyết định tăng cường các biện pháp kiểm dịch và giám sát.
Ngày 14/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã triệu tập cuộc họp chuyên gia để đánh giá tình hình bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi và sẽ quyết định xem có cần phải ban bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh này hay không.
Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 14/8 tới để quyết định xem có ban bố cảnh báo cao nhất đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang lan rộng tại một số quốc gia châu Phi hay không.
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chiều 15/7, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Kiên Giang Trần Thế Vinh cho biết, tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, với khả năng lây lan nhanh và xuất hiện nhiều ổ dịch trong trường học, nguy cơ bùng phát dịch sởi trên địa bàn tỉnh thời gian tới tương đối cao nên cần tiếp tục theo dõi diễn biến, không chủ quan.
Truyền thông nhà nước Serbia đưa tin ít nhất 4 trẻ em đã tử vong trong đợt bùng phát bệnh ho gà ở thủ đô Belgrade của nước này. Trong khi đó, các bác sĩ lại đổ lỗi cho việc tiêm chủng kém là nguyên nhân gây ra sự lây lan căn bệnh trên.
Các báo cáo cho biết nhiều bệnh viện nhi ở Bắc Kinh, Liêu Ninh và các thành phố khác ở Trung Quốc đang quá tải.
Ngày 20/11, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh do vi khuẩn listeria liên quan đến các loại quả như đào, mận.
Để ngăn ngừa nguy cơ lây lan, bùng phát bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng dân cư, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Công văn 7659/UBND-VX1 đề nghị các sở, UBND các huyện, thành phố tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.
Chiều 15/9, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã công bố tác nhân chính gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn thành phố là Coxsackievirus A24, đồng thời khuyến cáo tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid.