Ngày 23/2, các cựu quan chức an ninh hàng đầu tại Quốc hội Mỹ khẳng định đã không nhận được cảnh báo trước từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về khả năng cuộc biểu tình của những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump hồi tháng 1 vừa qua có thể biến thành bạo loạn.
Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Google của Mỹ sẽ gỡ bỏ lệnh cấm quảng cáo chính trị mà hãng này đã áp đặt vào ngày 14/1 sau vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu tháng 1 vừa qua.
Đã có hàng chục nghìn cử tri rời bỏ đảng Cộng hòa sau vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1 vừa qua. Nhưng 59% cử tri Cộng hòa cho biết họ muốn ông Trump đóng vai trò nổi bật trong đảng.
Ngày 15/2, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thông báo kế hoạch thành lập một ủy ban tương tự Ủy ban 11/9 nhằm điều tra vụ tấn công vào Đồi Capitol đầu tháng trước.
Vận động viên bơi lội người Mỹ Klete Keller phải đối diện với nhiều tội danh khi tham gia vụ biểu tình, gây bạo loạn tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được Thượng viện nước này tha bổng trong cuộc bỏ phiếu luận tội về việc kích động cuộc bạo loạn gây chết người ở Nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1.
Hai nghị sĩ Dân chủ cho rằng cần phải giữ tấm kính tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đã bị người biểu tình bạo loạn đập phá để làm di sản cho thế hệ mai sau.
Ngày 9/2, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu tiếp tục tiến trình xét xử luận tội đối với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump với cáo buộc "kích động bạo loạn" liên quan tới vụ nhóm người biểu tình quá khích tấn công tòa nhà Quốc hội ngày 6/1/2021, khiến 5 người thiệt mạng.
Ngày 4/2, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối đề nghị của các nghị sĩ tại Hạ viện nước này về cung cấp lời khai tại phiên luận tội ông ở Thượng viện vào đầu tuần tới liên quan đến vụ bạo loạn xảy ra tại Đồi Capitol ngày 6/1 vừa qua.
Việc triển khai hàng nghìn Vệ binh Quốc gia tai Điện Captitol kể từ vụ bạo loạn 6/1 đang tiêu tốn của nước Mỹ gần 500 triệu USD.
Một người thừa kế chuỗi siêu thị Publix đã tài trợ khoảng 300.000 USD cho cuộc biểu tình sau đó đã biến thành bạo loạn tại Đồi Capitol hồi đầu tháng 1 vừa qua.
Theo tờ The Hill, trong những tuần sau vụ bạo loạn ở Quốc hội Mỹ ngày 6/1, số cử tri đăng ký là thành viên của đảng Cộng hòa đã giảm bớt khoảng 30.000 người.
Lần đầu tiên, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã ban hành cảnh báo khủng bố toàn quốc, trong đó cho rằng những kẻ cực đoan có thể sẽ gây ra bạo loạn trong vài tuần sắp tới.
Ngày 27/1, cảnh sát Ấn Độ đã thắt chặt an ninh và phong tỏa một số tuyến đường chính xung quanh thủ đô New Delhi, một ngày sau khi cuộc biểu tình của nông dân biến thành bạo loạn đã khiến 1 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Ngày 26/1, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ kiến nghị của các nghị sĩ đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn kế hoạch luận tội cựu Tổng thống Donald Trump với cáo buộc kích động cuộc bạo loạn trong đó người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hồi đầu tháng này.
Ngày 21/1, nghị sĩ Carolyn Maloney, Chủ tịch Ủy ban cải cách và giám sát Hạ viện Mỹ, đã yêu cầu Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) làm rõ vai trò của nền tảng mạng xã hội Parler có khuynh hướng bảo thủ trong vụ bạo loạn tại trụ sở Quốc hội hồi đầu tháng này.
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ diễn ra ở thủ đô Washington, trong bối cảnh cuộc bạo loạn tại Điện Capitol hôm 6/1 đã gây ra một làn sóng lo ngại an ninh chưa từng có.
Truyền thông Mỹ đưa tin ngày 18/1, lực lượng chức năng liên bang đã bắt giữ một phụ nữ đến từ bang Pennsylvania, với cáo buộc lấy cắp máy tính cá nhân hoặc ổ cứng trong Văn phòng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong vụ bạo loạn xảy ra tại Đồi Capitol ngày 6/1.
Buổi diễn tập cho lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ năm nay diễn ra ngày 18/1 trong bối cảnh an ninh được thắt chặt. Ít nhất 25.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia đã được điều động đến thủ đô Washington sau vụ bạo loạn hôm 6/1.
Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và các tài liệu của tòa án, nhà chức trách liên bang đã bắt giữ thêm 3 đối tượng tình nghi liên quan vụ bạo loạn tại Đồi Capitol cách đây hai tuần.