Doanh nghiệp muốn tiếp cận công nghệ nông nghiệp của Thụy Sĩ

Khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường đang là khâu quan trọng nhưng lại là điểm yếu nhất của ngành chế biến nông sản Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp đang muốn Thụy Sĩ chuyển giao công nghệ để phát triển sản phẩm nông sản nội địa.

Chiều 30/3, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có cuộc làm việc với hơn 30 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông lâm thủy sản có mong muốn chuyển giao công nghệ nông nghiệp của Thụy Sĩ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam đã chuyển từ đất nước thiếu ăn sang tự chủ lương thực, xuất khẩu nông sản, trong đó có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản vẫn chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa có được nền nông nghiệp sản xuất hiện đại.

"Nhiều khâu trong tổ chức sản xuất còn bất cập, trong đó yếu nhất là chế biến và thương mại. Chuỗi giá trị rất thấp, không thể hội nhập thành công nếu không tháo gỡ được những nút thắt này”, ông Cường lo ngại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các doanh nghiệp xuất khẩu bàn các giải pháp để tăng cường xuất khẩu nông sản.

Tại buổi làm việc, Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Geneva cho hay, các doanh nghiệp Thụy Sĩ rất quan tâm tới thị trường nông nghiệp Việt Nam và họ sẵn sàng đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Hơn nữa, họ không chỉ bán sản phẩm mà còn chuyển giao công nghệ và điều chỉnh công nghệ dựa theo nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ các công ty của Thụy Sĩ có thể hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam như Công ty Buhler chuyên sản xuất các máy móc cơ khí, chế biến ngũ cốc, gạo cà phê; Công ty Bucher chuyên sản xuất, chế tạo thiết bị chế biến các loại nông sản; Công ty Tetra Pak sản xuất dây chuyền chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất bao bì máy nghiền phụ phẩm nông nghiệp, đóng gói chế biến, dịch vụ; Công ty Swisslog cung cấp dây chuyền kho lạnh…

Đề xuất về công nghệ, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Nafood kiến nghị: “Hiện công ty đang đầu tư công nghệ cao. Đề xuất Đại sứ giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận dây chuyền phân loại, đóng gói chanh leo tươi của Thụy Sĩ. và mở rộng thị trường quả tươi vào nước này”


Đại diện tỉnh Bắc Giang cũng đề xuất, vải thiều chính vụ thu hoạch chỉ trong vòng 1 tháng, nên mỗi ngày phải xuất 4.000 – 5.000 tấn vải. Do vậy, tỉnh mong muốn có công nghệ bảo quản vải tươi, chế biến, vải ép hoặc sấy. Ở Bắc Giang đã có doanh nghiệp sấy vải nhưng bóc tách vẫn bằng tay. Nếu có doanh nghiệp Thụy Sĩ hỗ trợ, bóc tách bằng máy, sấy đông lạnh sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả và chất lượng. Tương tự, đại diện tỉnh Hưng Yên cũng kiến nghị, cần công nghệ bảo quản quả nhãn tươi, công nghệ chế biến nhãn, để nâng cao hiệu quả chế biến, xuất khẩu

Đại sứ Dương Chí Dũng cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ cao, các tập đoàn nông nghiệp lớn của Thụy Sĩ. Kết nối các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp Thụy Sĩ để mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam".
H.V/Báo Tin Tức
Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao – 'chìa khóa' phát triển 'tam nông' bền vững
Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao – 'chìa khóa' phát triển 'tam nông' bền vững

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa họp với các bộ, ngành bàn về việc triển khai Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao có lãi suất thấp hơn từ 0,5- 1,5% so với lãi suất thị trường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN