Máy bay MiG-31Thậm chí ngay cả khi không còn băng trên biển, điều kiện khắc nghiệt tại Bắc Cực vẫn gây khó khăn cho hoạt động vận tải, làm tăng vai trò của các căn cứ không quân trên mặt đất. Triển khai hoạt động từ các căn cứ nằm dọc theo bờ biển Bắc Băng Dương, máy bay MiG-31 Foxhound (săn cáo), một loại máy bay đánh chặn có vận tốc cao được phát triển từ MiG-25 Foxbat, có tầm bao quát trên phạm vi rộng lớn.
MiG-31 và thế hệ tiền nhiệm được thiết kế để săn tìm và diệt máy bay ném bom Mỹ khi các máy bay này xâm nhập vào vùng phòng không của Nga. Mặc dù chỉ cần loại MiG-25 là đủ cho các nhiệm vụ không chiến nhưng với máy bay Foxhound thì ưu thế chiến đấu trở nên vượt trội.
Foxhound có radar tốt hơn khi có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó. Radar của loại máy bay này còn tích hợp với hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) trong bộ phận có thể thò ra thụt vào dưới mũi máy bay. Foxhound có thể bay với vận tốc Mach 2.83, với bán kính hoạt động là 900 dặm (gần 1.500km).
Một phi đội 4 chiếc MiG-31 bay tuần tra có thể bao trùm một diện tích lên tới 800 x 900km, có thể thông tin với nhau qua đường truyền dữ liệu, radar kiểm soát được điều khiển bởi phi công ngồi sau. Phạm vi hoạt động lớn cộng với khả năng duy trì liên lạc trên không hiệu quả khiến cho các nhiệm vụ tuần tra tại Bắc Cực bằng Foxhound trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trong không chiến, máy bay Foxhound có thể bay lượn vòng để đối đầu với các loại máy bay chiến đấu hiện đại thuộc thế hệ thứ 4.5 và thứ 5 của Mỹ, nhưng nếu thiếu sự hỗ trợ từ các căn cứ trên mặt đất thì Foxhound không thể thực hiện được khả năng bay này. Hiện tại, Nga bố trí khoảng 200 máy bay loại MiG-31 cho lực lượng Hải quân và Không quân và đang tiến hành cải thiện các cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng hỗ trợ từ các căn cứ không quân ở khu vực Bắc Cực.
Máy bay Tu-95/Tu-142Máy bay Tu-95 Bear là một trong những máy bay chiến đấu lâu đời nhất vẫn còn triển khai tại Nga và dự kiến loại máy bay này còn được sử dụng trong lực lượng Không quân Nga ít nhất đến năm 2040. Giống như máy bay B-52 của Mỹ, máy bay Tu-95 được sử dụng vào các mục đích khác xa so với ý định thiết kế ban đầu mà các kỹ sư hướng tới từ thập niên 1950.
Tất nhiên, giống như B-52, Tu-95 đã chứng tỏ sự linh hoạt với khung máy bay có thể biến đổi và các biến thể của loại máy bay đã được sử dụng nhiều năm trong nhiệm vụ tuần tra hàng hải. Máy bay Tu-95 (và biến thể dùng cho hoạt động hàng hải là Tu-142) được sử dụng chống chọi với điều kiện thời tiết lạnh và nhiều mây ở vùng cực Bắc, khi các căn cứ mặt đất ở xa và máy bay vận tải không thể hoạt động.
Biến thể Tu-95 Bear có thể mang tên lửa tiêu diệt tàu chiến và tên lửa hành trình đối không. Biến thể Tu-142 phục vụ cho tuần tra hàng hải có thể thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt tầu ngầm. Với phạm vi hoạt động lên tới 3.000 dặm (khoảng 4.800km), Tu-95 Bear có thể vượt tầm bay của các máy bay chiến đấu xuất phát từ mặt đất và máy bay được tiếp nhiên liệu trên không. Nga mong muốn Bear tiếp tục phục vụ trong vài thập kỷ tới, thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển.
Lực lượng đặc biệtBắc Băng Dương thiếu các khu đại lục và các khu dân cư. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt khiến những hòn đảo rộng nhất cũng không có một bóng người. Trong những điều kiện như vậy, quân đội hiếm khi sử dụng bộ binh và đội hình thiết giáp. Thay vào đó, lực lượng linh hoạt và thiện chiến sẽ được dùng tới khi cần thiết.
Lực lượng đặc biệt của Nga đã được chuẩn bị từ lâu cho chiến đấu ở khu vực Bắc Cực. Trong Chiến tranh lạnh, các đội Spetsnaz được huấn luyện để tấn công các căn cứ của NATO ở Na Uy, Faroes, Iceland và các nơi khác. Trong những năm gần đây, Nga đã thúc đẩy đào tạo lực lượng đặc biệt hướng tới triển khai tại Bắc Cực.
Lực lượng đặc biệt này có thể đổ bộ từ tàu ngầm, máy bay và tàu đánh chiếm giữ và giành quyền kiểm soát các khu vực không thể tiếp cận, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và cắt đứt giao thông liên lạc của đối phương. Lực lượng đặc biệt cũng tham gia hỗ trợ việc tìm kiếm và cứu hộ dân sự ở các khu vực không thể tiếp cận.
Hệ thống vũ khí từ thời Chiến tranh lạnh để lại cho Nga một sự chuẩn bị kỹ càng để cạnh tranh ở Bắc Cực. Thách thức của Nga là phải duy trì hệ thống này hoạt động và phát triển hệ thống thay thế hiệu quả. Vấn đề khó khăn tài chính hiện tại, cộng với giá dầu suy giảm và lệnh cấm vận của phương Tây đặt ra nhiều thách thức cho Nga trong việc điều chỉnh chiến lược quân sự. Tuy nhiên, nếu quá trình biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra như dự báo thì trách nhiệm và cơ hội đối với quân đội Nga ở Bắc Cực chắc chắn sẽ gia tăng.
Hoàng Trang