Nhà văn Hồ Thị Hải Âu trả lời độc giả. Ảnh: Thaihabooks. |
Chia sẻ tại buổi giao lưu, nhà văn Hồ Thị Hải Âu cho biết, quá trình nuôi dạy con là quá trình tự học. Chị đã gặp được triết lý của trường ĐH Harvard (Mỹ) thông qua cuốn sách nhỏ. Cuốn sách đó khởi đầu được viết ra chủ yếu phản biện lại quan điểm: Test chỉ số IQ (test chỉ số thông minh cho trẻ từ bé) chứng tỏ bạn có quan điểm, ám thị trong đầu định hướng cho đứa trẻ theo kết quả chỉ số ấy".
Phiên bản mới của cuốn sách. Ảnh: Thaihabooks. |
"Trí thông minh của đứa trẻ là trí thông minh đa dạng. Có những bạn sinh ra có năng lực về ngôn ngữ tốt hơn những bạn khác, có bạn năng lực tư duy logic, năng lực vận động thân thể, âm nhạc… tốt hơn những bạn khác một chút. Những người xuất chúng, thần đồng trong xã hội là vô cùng hiếm. Khi nuôi con, tôi đã gạt ngay ra một ý con mình có tư chất vượt trội hơn người khác, con mình đặc biệt hơn người khác; mà cố gẵng nỗ lực trong quá trình làm mẹ. Đừng chờ đợi con mình có tài năng đặc biệt nào đó”, nhà văn Hồ Thị Hải Âu chia sẻ.
Nhà văn Hải Âu cho biết, quan điểm này của chị đã cũng trùng với quan điểm trường ĐH Harvard là chúng ta đang đào tạo công dân ưu tú; nghĩa là công dân được giáo dục một cách tốt nhất.
Như vậy, giáo dục dạy tăng cường tố chất quan trọng hơn việc luôn chờ đợi xem con mình có tố chất gì để học. Cụ thể, nhà văn Hồ Thị Hải Âu dẫn chứng, trường ĐH Harvard đã phân tích, không phải bạn học nhạc vì có tố chất là nhạc công hay ca sĩ. “Như tôi đã từng tin tưởng, theo đuổi vào việc học để tăng cường tố chất cho con trong quá trình học đàn piano của con, cái "tố chất" con đạt được đầu tiên là thái độ làm việc nghiêm túc. Đó là cách mà con hiểu rằng là khổ luyện thành tài. Tài năng đến đâu chưa nói nhưng khổ luyện phải đi trước tài năng. Đó là điều con tôi học được trong 14 năm học”, nhà văn Hồ Thị Hải Âu nhấn mạnh.
Nhân dịp kỷ niệm 1 năm ấn hành cuốn sách “Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu” Thái Hà Books đã trình bày ấn phẩm “Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu” trong một diện mạo mới, với tựa đề “18 năm kim cương” và “Học để tăng cường tố chất chứ không vì có tố chất mới học”.