15 năm nâng bước người nghèo vượt khó

Với 14 chương trình ưu đãi, doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Giang đã trên 5.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đến 31/8/2017 là 2.381 tỷ đồng, với 92.000 khách hàng, tốc độ tăng bình quân 24,1%/năm.


Cán bộ Ngân hàng chính sách hướng dẫn hộ nghèo và đối tượng chính sách làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).


Xác định nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo, trong những năm qua, Chi nhánh NHCSXH Hà Giang thông qua việc ủy thác cho vay với 4 hội đoàn thể đã tích cực đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.

Nhờ vốn vay giải quyết việc làm, gia đình ông Hoàng Văn Hùng (bên trái) ở thôn Tân Lập, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã cải tạo đồi trồng chè và xen canh cam cho hiệu quả kinh tế.


Với 14 chương trình ưu đãi, doanh số cho vay của Chi nhánh Hà Giang đã trên 5.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đến 31/8/2017 là 2.381 tỷ đồng, với 92.000 khách hàng, tốc độ tăng bình quân 24,1%/năm.

Ông Hoàng Thôn Và ở thôn Nâm Piên, xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì sử dụng vốn vay từ NHCSXH sản xuất kinh doanh đã thoát nghèo và đang vươn lên làm giàu nhờ chăn nuôi và sản xuất.


Trong 15 năm qua, đã có 364.554 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Trong đó, đã cho vay được 148.327 lượt hộ nghèo, 16.578 lượt hộ cận nghèo.

Ông Phạm Tuấn Băng đã trở thành chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè Shan Tuyết và chế biến gỗ, kinh doanh vật tư nông nghiệp ở xã Na Chì, huyện Xín Mần nhờ vốn vay của NHCSXH. Trong ảnh: Xưởng sản xuất chè của ông Phạm Tuấn Băng.


5.341 lượt hộ mới thoát nghèo có cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, kinh doanh với mục đích không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu.

Chị Vàng Thị Phượng, dân tộc Nùng, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần đã sử dụng vốn vay từ NHCSXH để đầu tư nuôi dê sinh sản và dể thịt. Mỗi năm trừ chi phí, chị Phượng thu lãi hơn 100 triệu đồng.


Vốn vay cũng đã giúp trên 22.218 dự án thuộc chương trình cho vay giải quyết việc làm và thu hút được 21.000 lao động có công ăn việc làm ổn định; 2.267 lượt hộ vay vốn đi xuất khẩu lao động có nguồn thu nhập ngoại tệ gửi về trả nợ ngân hàng và giúp đỡ gia đình.

Chị Phương Mùi Phấy, ở thôn Nậm Ty, xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì vay vốn NHCSXH để sản xuất kinh doanh. Hiện gia đình chị trở thành mô hình vườn, ao, chuồng khép kín có hiệu quả cao.


10.235 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; 14.587 hộ nghèo làm mới và sửa chữa nhà ở; trên 12.129 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; 26.791 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.


Để đồng vốn của Nhà nước hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Giang tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tập trung huy động vốn để triển khai có hiệu quả hơn các chương trình tín dụng chính sách nhằm thực hiện thành công công tác giảm nghèo.

Bài và ảnh: Trọng Thủy (Báo Tin tức)
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam - mô hình hiệu quả trong giảm nghèo bền vững
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam - mô hình hiệu quả trong giảm nghèo bền vững

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam là mô hình hiệu quả, góp phần giảm nghèo một cách bền vững. Đây cũng là ý kiến của đa số các nhà khoa học thảo luận về vai trò của NHCSXH Việt Nam trong cuộc Hội thảo NHCSXH - 15 năm một chặng đường do NHCSXH tổ chức ngày 22/9 tại Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN