Nhiều năm trở lại đây, tại thung lũng lòng chảo Mường Thanh, tỉnh Điện Biên, vào ngày 7/5, bà con các dân tộc sinh sống trên địa bàn lại rời núi, xuống phố để giao lưu văn hóa, văn nghệ, cùng ngắm sự đổi thay, khởi sắc của phố phường.
Lễ cúng rừng (hay còn gọi là “Căm nung”) của đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu là một trong những nét văn hóa độc đáo vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác diễn ra vào dịp 3/3 và 6/6 âm lịch hàng năm, để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bản làng yên bình, đời sống người dân ấm no.
Hà Thị Thinh, sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Sơn La là niềm tự hào của đoàn viên, thanh niên các dân tộc tỉnh Sơn La khi vinh dự đón nhận Giải thưởng Sao tháng Giêng năm 2018.
Lễ hội Pang A của dân tộc La Ha ở Sơn La đã hình thành rất lâu đời, nhằm nhắc nhở con cháu ghi nhớ công ơn thầy cúng có công chữa bệnh cho mình; đồng thời cầu cho mùa màng tốt tươi; dòng tộc phát triển...
Trong 5 năm qua, Hội Nông dân huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã triển khai có hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững đến các hội viên nông dân trong huyện. Nhiều nông dân đã thực hiện các mô hình phát triển kinh tế rừng, kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi để vươn lên làm giàu.
Hướng tới kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 133 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), ngày 26/4, Binh đoàn 16 phối hợp với xã Thiện Hưng (huyện Bù Đốp, Bình Phước) tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho đồng bào nghèo trên địa bàn xã.
Chào mừng kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2019), tối 25/4, tại Nhà thi đấu tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khai mạc Hội thi văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai lần thứ III, năm 2019.
Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2019), chiều 25/4, Phân trại số 1, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) tổ chức lễ kết nghĩa với làng ChRơng II, xã Đắk TaLey, huyện Mang Yang (Gia Lai).
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 24 - 28/4, ngày 25/4, tại thủ đô Viêng Chăn, Đoàn đại biểu Ủy ban Dân tộc Việt Nam do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Hoàng Thị Hạnh làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước do đồng chí Yiakeuya Nochochongtua, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước làm Trưởng đoàn.
Ngày 24/4, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số - Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian qua, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã thực hiện việc đổi mới công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tới người dân, qua đó đã góp phần thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này.
Ngày 23/4, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về công tác dân tộc, tôn giáo do đồng chí Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy Bắc Kạn.
Các bản tái định cư thủy điện Sơn La thuộc xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã được Nhà nước đầu tư nhiều công trình nước sinh hoạt. Tuy nhiên, những công trình này đã không phát huy hiệu quả.
Song song với việc tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, thời gian qua, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) còn tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn nghề dệt thổ cẩm.
Xã Mường Phăng nằm cách thành phố Điện Biên Phủ gần 40 km, trải qua 65 năm, danh xưng Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã vượt qua giới hạn không gian, thời gian, trở thành địa điểm không những người dân trong nước mà bạn bè quốc tế đều biết đến bởi đây là địa danh gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sáng 19/4, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã khai mạc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với các hoạt động lễ hội, giao lưu văn hóa đa sắc màu. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc gặp gỡ giao lưu văn hóa, củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc sắc, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam. Trong đó, chỉ riêng trang phục các dân tộc đã tạo nên bức tranh đa sắc màu trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Nhiều năm nay, việc thiếu nước sản xuất và sinh hoạt đối với người dân các xã vùng biên của tỉnh Lai Châu đã trở nên phổ biến. Người dân nơi đây xem việc mang can đi hàng chục cây số lấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt như công việc thường ngày.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025”.
Từ ngày 12 - 15/4, Bộ đội Biên phòng Thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã phối hợp bàn giao 4 công trình “Nước ngọt vùng biên” cho lực lượng biên phòng và đồng bào vùng biên giới tại 4 tỉnh Kom Tum, Gia Lai, Đắk Nông và Đắk Lắk.