tin mới

  • Lai Châu đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và kém phát triển

    Lai Châu đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và kém phát triển

    Sáng 31/7, tại thành phố Lai Châu, Tỉnh ủy Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

  • Người dân vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét chờ dự án - Bài 2: Thấp thỏm chờ di dời

    Người dân vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét chờ dự án - Bài 2: Thấp thỏm chờ di dời

    Hiện nay, các tỉnh vùng núi phía Bắc còn nhiều hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét. Mùa mưa đang diễn ra, các hộ dân rất lo lắng và mong từng ngày được chính quyền quan tâm di dời để bảo đảm về tính mạng, tài sản. Tuy nhiên, thiếu nguồn vốn và mặt bằng, các địa phương chưa thể thực hiện di dời.

  • Tham vấn sáng kiến xây dựng Đề án phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

    Tham vấn sáng kiến xây dựng Đề án phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

    Để phục vụ hoạt động thẩm tra Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn do Chính phủ trình Quốc hội theo Nghị quyết số 74/2018/QH14, sáng 30/7, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội nghị “Tham vấn sáng kiến xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn”.

  • Người dân vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét chờ dự án - Bài 1: Người đi gặp khó, người ở thêm lo

    Người dân vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét chờ dự án - Bài 1: Người đi gặp khó, người ở thêm lo

    Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, nhiều hộ trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét được tái định cư đến nơi an toàn. Tuy nhiên, tại một số điểm, người dân vẫn chưa được giao đất sản xuất, không có nước sinh hoạt, điện thắp sáng, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Những hộ chưa được di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, mỗi khi bước vào mùa mưa mới lại thêm phần lo lắng.

  • Mô hình kinh tế tổng hợp - hướng đi mới của đồng bào vùng cao Hà Giang

    Mô hình kinh tế tổng hợp - hướng đi mới của đồng bào vùng cao Hà Giang

    Từ các chính sách của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình đã được đẩy mạnh ở nhiều xã vùng cao của tỉnh Hà Giang.

  • Mô hình 'Dòng họ bình yên' ở vùng cao Tủa Chùa, Điện Biên

    Mô hình 'Dòng họ bình yên' ở vùng cao Tủa Chùa, Điện Biên

    Tại huyện vùng cao Tủa Chùa (Điện Biên), mô hình “Dòng họ bình yên” đã có từ những năm 1999. Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước về xóa bỏ cây thuốc phiện, năm 2004, chính quyền huyện Tủa Chùa khuyến khích, nhân rộng mô hình “Dòng họ bình yên”.

  • Trao tặng 'Mái ấm vùng cao' cho hộ nghèo xã biên giới ở Điện Biên

    Trao tặng 'Mái ấm vùng cao' cho hộ nghèo xã biên giới ở Điện Biên

    Mường Lói là xã biên giới của huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), có đường biên giáp với nước bạn Lào. Hiện nay, xã vẫn còn trên 20% số hộ vẫn phải sống trong nhà dột nát.

  • Bộ đội giúp dân xây dựng nông thôn mới ở vùng biên giới Sốp Cộp

    Bộ đội giúp dân xây dựng nông thôn mới ở vùng biên giới Sốp Cộp

    Với mục tiêu mỗi năm có từ một đến hai công trình giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, những năm qua, bằng nhiều việc làm thiết thực, cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện biên giới.

  • Thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ dân tộc thiểu số

    Thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ dân tộc thiểu số

    Ngày 11/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý kiến vào rà soát quốc gia về 25 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, một trong những văn kiện toàn diện nhất của thế giới về bình đẳng giới và trao quyền của phụ nữ.

  • Xúc động tấm lòng của người dân Thủ đô với bà con dân tộc thiểu số Hà Giang

    Xúc động tấm lòng của người dân Thủ đô với bà con dân tộc thiểu số Hà Giang

    Nhân Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7, phát huy truyền thống nhân ái và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ngày 11/7, Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên và Đài tưởng niệm 468 tại thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; thực hiện các hoạt động nhân đạo trên địa bàn huyện Vị Xuyên.

  • Điện Biên lập phương án 'vượt lũ' cho các công trình hồ, đập 

    Điện Biên lập phương án 'vượt lũ' cho các công trình hồ, đập 

    Ông Lê Văn Thi, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn quản lý thủy nông Điện Biên cho biết: Để bảo vệ và đảm bảo công tác phòng, chống lụt bão cho 12 hồ, đập chứa nước và công trình Đại thủy nông Nậm Rốm, từ tháng 4/2019, Công ty đã lập phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai cho các công trình này.

  • Già làng Nay Bim hiến đất xây dựng trường học vùng khó

    Già làng Nay Bim hiến đất xây dựng trường học vùng khó

    “Năm 2018, xã Ia Rbol về đích nông thôn mới. Đó là sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phương và sự ủng hộ nhiệt của người dân trong việc chung tay cùng nhau cán đích từng tiêu chí. Đồng chí Nay Bim là một tấm gương sáng đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động bà con hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc hiến đất xây dựng các công trình công cộng, mở đường giao thông trong xã". Đây là nhận xét của bà Phạm Thị Vân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa.

  • Phát huy vai trò của đảng viên trong xóa đói, giảm nghèo

    Phát huy vai trò của đảng viên trong xóa đói, giảm nghèo

    Xã Tân Lập, huyện Mộc Châu được biết đến là địa bàn có số hộ nghèo thấp nhất tỉnh Sơn La hiện nay, chỉ còn 2,9%. Để đạt được kết quả này, Đảng bộ xã Tân Lập đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đảng, đảng viên trong thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

  • Gần 70 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân vùng sạt lở ở Tu Mơ Rông

    Gần 70 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân vùng sạt lở ở Tu Mơ Rông

    Nhằm ổn định cuộc sống người dân vùng sạt lở bởi mưa lũ tại huyện Tu Mơ Rông, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp di dời, tái định cư cho các hộ dân tại 3 xã: Tê Xăng, Tu Mơ Rông, Đăk Rơ Ông và Trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông với tổng vốn khoảng 70 tỷ đồng.

  • Bảo đảm an toàn cho người dân trong phạm vi khối trượt nguy hiểm tại Tìa Dình

    Bảo đảm an toàn cho người dân trong phạm vi khối trượt nguy hiểm tại Tìa Dình

    Chiều 9/7, ông Tráng A Dia, Chủ tịch UBND xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã trao đổi với phóng viên TTXVN nội dung liên quan đến khối trượt sạt có diện tích rộng hơn 12 ha đang thời kỳ hoạt động, xuất hiện tại khu vực trung tâm xã Tìa Dình, từng ngày uy hiếp sự an toàn của hàng trăm hộ dân và các công trình công cộng, nhà ở.

  • Cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ

    Cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ

    Đồng chí Nguyễn Văn Bình cho rằng Trung ương cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, trong đó có Bắc Kạn; đồng thời có định hướng ưu tiên ngân sách cho vùng khó khăn, đặc biệt là để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.

  • Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer

    Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer

    Theo Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, năm 2019, tỉnh đầu tư hơn 62 tỷ đồng cho chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer; trong đó nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ là 52,5 tỷ đồng, vốn viện trợ của Chính phủ Ireland đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 9 tỷ đồng.

  • Trồng luồng giúp người dân vùng cao giảm nghèo

    Trồng luồng giúp người dân vùng cao giảm nghèo

    Nhằm ngăn chặn tình trạng rừng luồng bị suy thoái và phát triển kinh tế cho người dân, huyện miền núi Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện Đề án trồng thâm canh, phục tráng rừng luồng (2016-2020).

  • Người tổ trưởng dám nghĩ, dám làm trên đỉnh núi Ngọc Linh

    Người tổ trưởng dám nghĩ, dám làm trên đỉnh núi Ngọc Linh

    Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 2 (xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), ông Nguyễn Văn Lượng, người dân tộc Cadong, đã mạnh dạn mở rộng trồng sâm, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.  

  • Sư Pu, người nặng lòng với những cây cầu cho vùng đồng bào dân tộc Khmer

    Sư Pu, người nặng lòng với những cây cầu cho vùng đồng bào dân tộc Khmer

    Bằng tình thương yêu và trách nhiệm với bà con tại địa phương, Trụ trì chùa Tà Bết, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (Kiên Giang), Đại đức Danh Pu đã dành nhiều tâm huyết để vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, xây dựng cầu, đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, góp phần thay đổi diện mạo của vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại Kiên Giang.

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN