Gần 200 năm làng nghề lư đồng giữa Sài Gòn

Ít ai ngờ giữa Sài Gòn phồn hoa, một làng nghề truyền thống đúc lư đồng nổi tiếng gần 200 năm vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ. Tuy nghề này không còn hưng thịnh, phát triển như xưa nhưng vẫn còn một số nghệ nhân quyết tâm bám nghề. Làng nghề ấy xưa có tên là An Hội, nay nằm trên đường Phan Huy Ích (phường 12, quận Gò Vấp).

Lư đồng An Hội.


Chúng tôi tìm đến cơ sở đúc lư đồng của ông Trần Văn Thắng (hay còn gọi là Hai Thắng), người có thâm niên gần 50 năm trong nghề đúc lư đồng. Gia đình ông làm nghề theo lối cha truyền con nối, tính cho tới nay cũng đã 4 đời.

Gặp chúng tôi, ông hào hứng kể về chặng đường thịnh, suy của nghề này: “Từ một làng nghề đông đúc nhộn nhịp với hàng trăm nghệ nhân, công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm, lư đồng làng An Hội được đưa đi bán khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh và sang tận Cao Miên, Lào, Miến Điện… nay An Hội chỉ còn 5 hộ gia đình gắn bó với nghề lư đồng truyền thống”.

Nghệ nhân Hai Thắng.




Suốt nhiều năm qua, ông Hai Thắng vẫn "giữ lửa", đeo đuổi nghề đúc lư đồng, dẫu trải qua bao năm tháng chiến tranh, cả những lúc nguyên liệu rất khan hiếm tưởng chừng phải bỏ nghề.

Theo ông Thắng, trung bình mỗi năm cơ sở ông xuất đi khoảng gần 2.000 bộ lư đồng. Nghề đúc lư đồng 6 tháng nắng, 6 tháng mưa. Thời điểm giáp tết nhộn nhịp hơn, người làm, người giao hàng rồi khách đặt hàng ra vào khiến cho không khí trong vùng lúc nào cũng sôi động.

Tạo dáng cho khuân đúc bằng sáp.


Sản phẩm được làm theo lối thủ công truyền thống.




Lư đồng An Hội có 2 loại: loại lư Bắc có dáng tròn trĩnh hoặc bầu dẹp, lư Nam dáng vuông. Tùy từng loại lớn hay nhỏ mà có giá từ 4 triệu đến 20 triệu một bộ. Lư đồng An Hội nổi tiếng khắp vùng vì sản phẩm ở đây rất bền, đẹp, độ tinh xảo và độ bóng bắt mắt. Những bộ lư đồng nhiều hoa văn đều được làm thủ công qua bàn tay khéo léo của những người thợ rèn giũa, trau chuốt. Qua quá trình đó, những bộ lư đồng được “thổi vào” một phần tâm huyết, một phần hồn của người nghệ nhân.

Sản phẩm lư đồng được chạm khắc tinh xảo dưới bàn tay khéo của người thợ.




Làm lư đồng rất công phu và nhiều công đoạn phức tạp; người nghệ nhân gần như phải biết hết các công đoạn, từ pha chế nguyên liệu, làm khuôn, đúc, gia công, cho đến kỹ thuật chạm chìm, chạm nổi, chạm lộng hoặc cẩn tam khí. Về cơ bản, để làm lư đồng phải qua 4 công đoạn là làm đất, đổ khuôn, đúc và làm nguội.




Công đoạn làm nguội, làm sạch những chi tiết thừa sau khi đúc.






Cũng theo nghệ nhân Hai Thắng, lư đồng làng An Hội có màu vàng sậm, càng lau chùi thì càng bóng và giữ được màu. Đặc biệt, lư đồng An Hội có hình dáng trang nghiêm, cổ kính, đường nét tinh xảo, càng nhìn lâu càng có hồn. Vì thế nó rất được người miền Nam ưa chuộng, chọn mua để trưng bày trên bàn thờ tổ tiên và những nơi thờ phụng trang nghiêm.


Chùm ảnh: Lê Linh


Nét đẹp làng nghề mây tre đan
Nét đẹp làng nghề mây tre đan

Cách trung tâm Hà Nội 35 km về hướng Tây Nam, làng nghề mây tre đan thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), được biết đến là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN