Sớm có phân loại mức độ rủi ro từng ngành nghề

Ngày 7/4, tại Hà Nội, Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ LĐTBXH, Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã tổ chức hội thảo khu vực phía bắc về dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động.


Quang cảnh hội thảo


Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kiến nghị, từng ngành nghề có mức độ rủi ro về lao động khác nhau và cần có sự phân biệt rõ ràng để từ đó có chương trình đào tạo đúng quy trình. Với những ngành nghề đòi hỏi mức độ an toàn thấp thì để doanh nghiệp tự chủ đào tạo; còn mức độ ngành nghề nguy hiểm thì đào tạo theo quy định chung. Hiện danh mục nghề đào tạo an toàn lao động Việt Nam đã có từ 20 năm cho thấy sự thiếu cập nhật thông tin.


Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Đây là gợi ý cần ghi nhận vào dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời phải có quy định rõ những ngành nghề nguy hiểm, độc hại phải qua đào tạo về an toàn lao động. Thực tế từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) gần đây cho thấy, công tác tập huấn về quy trình an toàn lao động còn rất kém. Có những lao động mới tuyển vào 2 ngày, chưa qua đào tạo về an toàn lao động đã làm việc tại đó và cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ tỷ vong cao. Do đó, trong dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động trình Quốc hội tại kỳ hợp tới đây yêu cầu phải thắt chặt công tác tập huấn, đào tạo đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.


Xuân Cường

Tăng cường an toàn lao động tại dự án Formosa
Tăng cường an toàn lao động tại dự án Formosa

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã công văn hỏa tốc số 1249 yêu cầu “Tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trên công trường xây dựng Dự án Formosa Hà Tĩnh”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN