Phụ nữ người Dao ở Lai Châu

Ở Việt Nam, dân tộc Dao có khoảng 45 vạn người, đứng thứ 9 so với các dân tộc trong cả nước. Riêng tỉnh Lai Châu, người Dao có 10.318 hộ, trên 50.500 nhân khẩu, họ cư trú trên tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh với nhiều ngành, nhiều nhóm Dao khác nhau.

Những đứa trẻ sinh ra được bố mẹ, người thân yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ rất cẩn thận, chu đáo.


Người Dao cho rằng phụ nữ có thiên chức quan trọng là sinh con và chăm sóc, nuôi dạy con trưởng thành; còn công việc nương rẫy nặng nhọc là do người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm. Vì vậy, ngày xưa người Dao phân biệt công việc rõ ràng việc gia đình và chăn nuôi lợn gà là đàn bà; đàn ông làm những công việc nặng nhọc hơn như công việc nương rẫy và chăn thả trâu, bò ngựa. Đặc biệt, ngày xưa cho đến bây giờ họ rất coi trọng người nối dõi thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng bố mẹ lúc về già. Nếu gia đình nào không có con thì quả là bất hạnh, tủi nhục và cặp vợ chồng đó phải tìm cách để nhận con nuôi.


Người Dao chăm chỉ làm ăn để xây dựng gia đình, có của ăn, của để và chăm sóc con cái.


Đồng thời, hiện nay đời sống của đồng bào Dao vẫn còn tình trạng trọng nam, khinh nữ. Tư tưởng này đã ăn sâu trong tiềm thức sống của mọi người, mọi nhà, họ cần có con trai để nối dõi, thờ cúng tổ tiên, ông bà; con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, là con người ta, con được sinh ra cũng mang họ khác thì không thể đứng ra kế thừa tài sản và gánh vác việc thờ cúng tổ tiên được. Vì vậy khi người vợ sinh ra được con trai thì cả họ, cả nhà đều mừng vui vì đã có người nối dõi, thờ cúng và gánh vác trụ cột của gia đình.


Người phụ nữ đẻ được con trai cũng được gia đình, anh em kính nể, chăm sóc chu đáo; có những trường hợp người vợ không sinh được con trai thì gia đình đàng chồng hắt hủi, chăm sóc hời hợt, chồng thì có thể bỏ đi theo người đàn bà khác, gia đình sống không được vuông tròn hạnh phúc. Vì vậy, sinh con trai vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của người phụ nữ để có con thờ cúng mình, lại được gia đình và chồng thương yêu.


Tuy nhiên, hiện nay tư tưởng này đã có phần loại bỏ dần nhưng cũng không thể mất đi hẳn, mà nó chỉ phù hợp với nếp sống mới một chừng mực nào đó và cặp vợ chồng đó có thể đi xin con trai hay nhận con rể là con nuôi để đảm nhiệm việc thờ cúng tổ tiên.


Sự hồn nhiên của những đứa trẻ người Dao.


Người Dao quan niệm: Con người do trời sinh ra, sinh và tử là tất yếu của đời người, chết là về với thế giới bên kia cùng tổ tiên. Đứa bé sinh ra chỉ được công nhận là con người và thành viên của gia đình khi đã được làm lễ cúng tổ tiên nhập khẩu và đặt tên. Gia đình rất vui khi có thêm một thành viên mới; ông bà, bố mẹ và anh em có nhiệm vụ chăm sóc, dạy bảo đứa bé ấy khôn lớn, trưởng thành nghe lời người lớn chu chí làm ăn, rồi dạm vợ gả chồng gánh vác công việc và có trách nhiệm với gia đình, phục dưỡng ông bà, bố mẹ. Người Dao có cách nghĩ là mỗi con người sinh ra và lớn lên, rồi trưởng thành phải cố gắng làm ăn vươn lên để có của ăn của để dành xây dựng gia đình, nuôi dưỡng con cháu và hưởng thụ lúc già và để của cải lại cho con cháu, nếu không có của cải để lại cho con cho cháu thì nó sẽ không quan tâm chăm sóc mình, thế thời gian còn lại của cuộc đời mình sẽ khổ. Vì lý do này hay bởi một lý do nào khác chủ quan hơn để lý giải cho việc người Dao rất chăm chỉ làm ăn, cuộc suống thường khấm khá hơn một số dân tộc thiểu số khác như: Dân tộc Mảng, dân tộc La Hủ, dân tộc Si La, dân tộc Cống... ở đất Lai Châu.


Khi ru con, người Dao thường hát: Xây lụ tài lài cha nình áy gắng, ấy dìn, dụng ngòng, dụng tụng, dụng ngòng vằng, dụng chảy, dụng ạp... chậy xóng chụn lẳng gỏng, lắng tủ cảu nhin. Xắng họa bé xây (Con lớn lên khỏe mạnh đi làm nương, làm ruộng, nuôi trâu, nuôi lợn, nuôi bò, nuôi gà, nuôi vịt... rồi trồng trọt, tất cả cho tốt, được mùa ấm no. Nhớ lời con nhé).



Bài và ảnh:Việt Hoàng

Bản người Dao của thủ đô xây dựng nông thôn mới

Ngày 25/3, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội đã tới thăm và làm việc với huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN