Những ngày đầu tháng 11, tức đầu tháng 10 Âm lịch, đồng bào Hà Nhì ở các xã vùng cao biên giới Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ, Mù Cả (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) lại đón Tết cổ truyền (Tết Hồ Sự Chà) của dân tộc, với những nét văn hóa truyền thống đáo, mang đậm tính tâm linh, bản sắc.Đẩy gậy - môn thể thao dân tộc truyền thống luôn được yêu thích trong những ngày Tết hoặc các dịp lễ hội. |
Tết của đồng bào Hà Nhì ở tỉnh Lai Châu cũng bắt đầu từ ngày Thìn - “Lò No” như dân tộc Hà Nhì ở các tỉnh khác, nhưng kéo dài trong 5 ngày, kết thúc vào ngày Thân - “Mụ No”, sau đó đồng bào lại bắt tay vào sản xuất vụ mới...
Xem gan lợn để đoán định một năm mới - một tập tục không thể thiếu trong Tết Hồ Sự Chà. |
Giao lưu văn nghệ đón Tết cổ truyền của người Hà Nhì. |
Theo phong tục, để chuẩn bị cho Tết Hồ Sự Chà, người Hà Nhì làm bánh dày, bánh trôi, mổ lợn để cúng tổ tiên vừa như lời tạ ơn cho một vụ mùa đã qua, vừa như lời cầu xin cho một năm mới tốt lành, mưa thuận gió hòa, cây trái tốt tươi.
Nhà nào cũng ngả một con lợn để làm lý - một phong tục cúng tổ tiên của người Hà Nhì. |
Một trong những món không thể thiếu trong ngày Tết của người Hà Nhì là bánh dày. |
Ngày xưa chưa có nước, dân bản phải lên tận mó nước trên núi, còn nay, nước đã về đến thôn bản. Lấy nước cầu may cũng là một nét đẹp văn hóa của người Hà Nhì trong ngày đầu năm mới.
|
Lãnh đạo huyện Mường Tè cùng bộ đội biên phòng chúc Tết đồng bào. |
Một trong những nét văn hóa tâm linh độc đáo mà người Hà Nhì vẫn còn lưu giữ đến ngày nay là tục xem gan lợn đoán định được việc mùa màng năm tới có được thuận lợi hay không hay việc sức khỏe các thành viên trong gia đình. Cùng việc xem gan lợn là tục lấy nước. Vào những thời khắc đầu tiên của năm mới, người Hà Nhì thường đến mó nước trong bản để gùi nước về. Đó là chuyện ngày trước, còn bây giờ, mó nước đã là những bể nước tập trung nhờ chương trình 134 của Chính phủ, thậm chí nhiều gia đình có điều kiện còn kéo thẳng đường ống nước từ bể lớn về nhà cho tiện sinh hoạt.
Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều chính sách dân tộc được đầu tư đã góp phần thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, miền núi, đời sống kinh tế - xã hội có bước phát triển. Khắp dải Thu Lũm, Ka Lăng, Mù Cả, Tá Bạ là những con đường liên xã, liên thôn được cứng hóa, góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho việc đi lại của bà con dân bản. Không khí náo nức, phấn khởi đón Tết Hồ Sự Chà rộn vang khắp núi rừng vùng biên với “A kha pi po” - chúc mừng năm mới, chúc mọi điều tốt lành.
Minh Thu