HDBank tiếp tục được Tổ chức Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở mức B1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM – Media OutReach – Ngày 22 tháng 4 nám 2020 – Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s (Moody’s Investors Service) đã tiếp tục xếp hạng tín nhiệm ở mức B1 đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) do hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong bối cảnh phải đối phó với đại dịch COVID -19 và thực hiện nghiêm quy định về cách ly xã hội của Chính phủ.

Trong thông cáo báo chí của mình, Moody’s nhận định, HDBank có khả năng sinh lời khá cao, cải thiện vốn hóa và danh mục đầu tư tốt của tài sản lưu động và đang đạt được tiến bộ vững chắc trong công tác quản lý rủi ro.

Được biết, Moody’s là một trong những tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới. Các báo cáo xếp hạng, đánh giá tín nhiệm của Moody’s luôn là thước đo quan trọng được các nhà đầu tư quốc tế trên toàn cầu dựa vào đó để xem xét năng lực, sức khỏe tài chính và tín nhiệm của các đơn vị được khảo sát và xếp hạng. 

HDBank vừa công bố Báo cáo thường niên năm tài chính 2019. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2019, HDBank có tổng tài sản hợp nhất đạt gần 229,48 tỷ đồng (9,78 tỷ USD); vốn chủ sở hữu đạt hơn 20,38 tỷ đồng (867,8 triệu USD); lợi nhuận trước thuế đạt gần 5,02 tỷ đồng (213,8 triệu USD, mức cao nhất từ trước đến nay; hệ số sinh lời trên tài sản bình quân (ROAA) và hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) lần lượt đạt 1,8% và 21,6%. Tỷ lệ nợ xấu của HDBank tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ ở mức dưới 0,98%, giúp cho HDBank thuộc nhóm có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn ngành ngân hàng trong nhiều năm qua. Năm 2019, HDBank cũng được được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho áp dụng tiêu chuẩn Basel II, với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 11,2%, cao hơn mức tối thiểu 8,0% theo quy định.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành trên toàn thế giới, cộng những biến động lớn, bất lợi trên thị trường trong nước và thế giới, song HDBank vẫn đạt kết quả kinh doanh rất khả quan.

Góp phần chung tay đối phó và khắc phục hậu quả của đại dịch COVID – 19, HDBank đã cung cấp các gói tín dụng ưu đãi dành cho nhiều đối tượng khách hàng của mình. Cụ thể, HDBank đã dành 10.000 tỷ đồng (426 triệu USD) cho chương trình dành cho các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho các chuỗi siêu thị nhằm bình ổn giá hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, với lãi suất linh hoạt chỉ từ 6,5%/năm; dành 5.000 tỷ đồng (213 triệu USD) hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và dành 3.000 tỷ đồng (127,6 triệu USD) để cắt giảm phí và lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp thuốc và thiết bị y tế sử dụng trong đại dịch COVID-19.

HDBank cũng đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới và tích cực triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt.

Thông tin về HDBank

Được thành lập vào năm 1990, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. Hồ Chí Minh – HDBank (có mã cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh – HOSE, với mã là HDB) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của cả nước. Sau 30 năm hoạt động, HDBank hiện là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam. HDBank có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, công nghệ hiện đại, cung cấp các dịch vụ tài chính cho các cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Media OutReach Corporate News
Moody’s công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 cho HDBank
Moody’s công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 cho HDBank

Ngày 17/4, Moody’s giữ nguyên Xếp hạng Tín nhiệm B1 cho HDBank giữa bối cảnh thị trường gặp nhiều thử thách do tác động của đại dịch COVID-19, ngay trong giai đoạn cao điểm dịch, cách ly toàn xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN