Ngày 9/4, giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc, giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm và đánh dấu chuỗi giảm giá kéo dài 5 ngày, đợt giảm tồi tệ nhất trong 3 năm qua.
Chỉ số S&P 500 vừa chứng kiến tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 làm kinh tế thế giới đình trệ vào tháng 3/2020.
Ngày 4/4, cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của Phố Wall kể từ sau đại dịch COVID-19 đang "tăng nhiệt".
Giá dầu giảm gần 2% tại châu Á trong phiên 4/4 và đang trên đà ghi nhận tuần tồi tệ nhất trong nhiều tháng, do các mức thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
Trong phiên giao dịch tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ kể từ tháng 6/2020 vào ngày 3/4, nhóm nhà đầu tư cá nhân, vốn đã nổi lên mạnh mẽ trên thị trường những năm gần đây, là một trong số ít những người mua vào.
Mỹ áp đặt thuế quan với ô tô nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng tới ngành ô tô nói riêng, mà theo cảnh báo của các chuyên gia, thị trường sẽ còn phải đối mặt với kịch bản vĩ mô tồi tệ nhất, đó là lạm phát cao hơn, tăng trưởng chậm và một làn sóng biến động mới.
Theo hãng tin Yonhap, ngày 27/3, diện tích cháy rừng tại Hàn Quốc đã tăng gấp đôi so với một ngày trước. Nhà chức trách gọi đây là thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất tại nước này, với ít nhất 26 người thiệt mạng và một số ngôi đền cổ bị thiêu rụi.
Theo Yonhap, ngày 26/4, quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo đã kêu gọi mọi nỗ lực để giúp ngăn chặn sự lây lan thảm họa cháy rừng được mô tả là “tồi tệ nhất từ trước đến nay”.
Sudan hiện đối mặt với khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất và lớn nhất thế giới – người đứng đầu Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo.
Tuần qua, Syria đã trải qua tình trạng bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi chính quyền của cựu Tổng thống Bashar al- Assad bị lật đổ. Thông tin sai lệch và hình ảnh chỉnh sửa được tạo ra bởi ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã lan truyền trên mạng xã hội, thổi bùng cuộc chiến ngoài đời thực.
Cách đây tròn 5 năm, vào ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, chính thức xác nhận mức độ ảnh hưởng khủng khiếp của mối hiểm họa y tế tồi tệ nhất thế kỷ.
Ngày 5/3, thời tiết ẩm ướt đang mang lại hy vọng cho lực lượng cứu hỏa Nhật Bản đang chiến đấu với đám cháy rừng tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ ở một khu vực phía Bắc nước này, khiến 1 người thiệt mạng và 4.000 người phải sơ tán.
Sau một tuần bùng phát, tính đến ngày 4/3/2025, đám cháy rừng ở thành phố Ofunato, tỉnh Iwate (đông bắc Nhật Bản) vẫn chưa có dấu hiệu đã được kiểm soát, khi ngọn lửa tiếp tục lan rộng.
Theo số liệu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố hôm 7/2, mức độ dịch cúm mùa trên toàn nước Mỹ hiện đang ở mức cao nhất kể từ đỉnh dịch cúm lợn năm 2009.
Trong tuần từ 2-8/2, đã diễn ra một số sự kiện và vấn đề đáng quan tâm như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nóng trở lại; nhân tố “đất hiếm” nổi lên đóng vai trò quan trọng trong xung đột Nga - Ukraine; Trung Đông chấn động trước đề xuất ‘tiếp quản’ Gaza của Tổng thống Mỹ; Thụy Điển xảy ra xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử và giá vàng thế giới liên tục lập kỉ lục.
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
GE Aerospace, công ty liên doanh sản xuất động cơ máy bay Boeing bị rơi trong thảm họa hàng không tồi tệ nhất Hàn Quốc, đã tham gia cuộc điều tra khi Seoul gia hạn thêm 1 tuần kiểm tra đặc biệt đối với máy bay phản lực Boeing 737-800.
Theo hãng tin Yonhap, Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc ngày 3/1 đã gia hạn thêm 1 tuần kiểm tra đặc biệt đối với tất cả 101 máy bay phản lực Boeing 737-800 do các hãng hàng không của nước này khai thác, sau thảm họa hàng không tồi tệ nhất Hàn Quốc.
Theo hãng tin Yonhap, Hàn Quốc đã lên kế hoạch trong ngày 3/1 di dời phần đuôi của máy bay Jeju Air gặp nạn vào tuần trước, khiến 179 người thiệt mạng trong thảm họa hàng không tồi tệ nhất trên lãnh thổ nước này.