Ngày 22/2, Liên hợp quốc tổ chức hội nghị toàn cầu tại thủ đô Paris của Pháp, trong đó các bên tham gia kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm ra những cách thức bảo vệ tốt hơn trước những thông tin sai lệch và phát ngôn thù hận trên mạng.
Giới quan sát nhận định việc tỷ phú Elon Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD và đề cập các kế hoạch hướng đến cách tiếp cận lỏng lẻo hơn trong khâu kiểm chứng nội dung có thể sẽ dẫn đến những xung đột với các luật mới mà Liên minh châu Âu (EU) thông qua để bảo vệ người dùng trước các nguy cơ tin tức sai sự thực, phát ngôn thù hận hoặc các nội dung gây hại.
Ngày 8/9, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo ứng dụng chia sẻ video TikTok, thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc), sẽ tham gia bộ quy tắc ứng xử tự nguyện của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ngăn chặn những phát ngôn thù hận bất hợp pháp trên mạng trực tuyến.
Ngày 29/6, YouTube đã xóa bỏ 6 kênh theo tư tưởng cực hữu vì vi phạm các quy định cấm nội dung cổ xúy tư tưởng da trắng thượng đẳng.
Ngày 4/7, Hạ viện Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ một dự luật yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải gỡ bỏ các phát ngôn thù hằn và kích động hận thù trong vòng 24 giờ đồng hồ hoặc sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc.
Ngày 14/5, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cảnh báo tình trạng lan truyền các phát ngôn thù hận trên Internet với tốc độ "như cháy rừng" đồng thời khẳng định LHQ sẽ đóng vai trò đi đầu trong các nỗ lực nhằm ngăn chặn vấn nạn này.