Cơ quan Khí tượng Iceland (IMO) cho biết sáng sớm 21/11 theo giờ Việt Nam, một ngọn núi lửa đã phun trào trên bán đảo Reykjanes, cách thủ đô Reykjavik khoảng 30km về phía Tây Nam. Đây là lần thứ 7 ngọn núi lửa này phun trào kể từ tháng 12 năm ngoái.
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 13/11 cho thấy một cột khói bụi khổng lồ bốc lên từ ngọn núi lửa nổi tiếng Lewotobi Laki-laki của Indonesia.
Ngày 14/11, một số hãng hàng không đã nối lại các chuyến bay sau khi hủy nhiều chuyến đến và đi từ đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia do một núi lửa gần đó gây ra các vụ phun trào mạnh.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 13/11, nhiều hãng hàng không quốc tế đã thông báo hủy các chuyến bay đến và đi từ Bali sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào, tạo ra cột tro bụi cao tới 10km và buộc hàng nghìn người phải sơ tán.
Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.
Trung tâm Giảm nhẹ thảm họa địa chất và núi lửa của Indonesia (VGDMC) cho biết ngày 11/11, núi lửa Lewotobi ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào trở lại, phóng ra một cột tro bụi cao tới 2,5 km lan về phía Tây và Tây Bắc.
Ngày 10/11, giới chức Indonesia thông báo các vụ phun trào của núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, từ ngày 4/11 đến nay đã khiến 9 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến ít nhất gần 10.300 người dân trong khu vực.
Sáng 9/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông Indonesia một lần nữa phun trào, tạo ra một cột tro bụi khổng lồ vươn cao đến 9 km, đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người dân trong khu vực.
Ngày 8/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông Indonesia tiếp tục phun trào cột tro bụi khổng lồ cao hơn 8.000 mét, trong đợt phun trào kéo dài gần 1 tuần qua.
Núi lửa Shiveluch, một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất và nguy hiểm nhất trên bán đảo Kamchatka của Nga, đã phun trào 3 lần trong 24 giờ qua, khiến các nhà khoa học cảnh báo về mối nguy hiểm núi lửa tăng cao.
Ngày 6/11, Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Indonesia (BNPB) thông báo sẽ di dời vĩnh viễn hàng nghìn cư dân khỏi khu vực xung quanh núi lửa Lewotobi Laki-Laki trên hòn đảo du lịch nổi tiếng Flores, sau khi núi lửa này phun trào trong những ngày gần đây khiến 9 người thiệt mạng.
Chính quyền tỉnh Đông Nusa Tenggara đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 58 ngày để ứng phó với núi lửa Lewotobi Laki-laki phun trào từ ngày 3/11 gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ít nhất 9 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào ngày 3/11.
Ngày 27/10, núi lửa Marapi - một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia, đã phun những cột tro bụi, phủ kín các ngôi làng. Hiện chưa có thông tin về thương vong do vụ phun trào này.
Ngày 14/10, núi lửa Nyamulagira, ở phía Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, tiếp tục phun trào ngày thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên, vụ phun trào được dự báo sẽ không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư.
Ngày 2/10, cơ quan địa chấn Philippines cho biết núi lửa Taal ở gần vùng thủ đô Manila đã phun trào, nhưng mức cảnh báo hiện ở cấp độ thấp nhất trên thang đo.
Ngày 11/9, giới chức Philippines cho biết hàng trăm người dân nước này đã phải sơ tán sau khi núi lửa Kanlaon phun khí độc. Giới chuyên gia cảnh báo đây có thể là dấu hiệu tiềm tàng của một vụ phun trào núi lửa.
Một đợt phun trào núi lửa mới xảy ra trên Bán đảo Reykjanes ở Tây Nam Iceland tối 21/8. Đây là đợt phun trào núi lửa thứ 6 ở khu vực này kể từ tháng 12/2023.
Núi lửa White Island ở New Zealand, nơi xảy ra vụ phun trào năm 2019 khiến 22 người thiệt mạng, đã hoạt động trở lại vào ngày 22/8.
Một nhóm nhà leo núi đã thoát chết trong gang tấc khi chạy trốn kịp thời khỏi một ngọn núi lửa đang phun trào.