Các chính quyền địa phương ở Đức đang cảm thấy quá tải và phải gióng lên hồi chuông báo động do ngày càng nhiều người sơ tán và tị nạn đến nước này.
Theo Hãng thông tấn Séc (ČTK), ngày 17/5, sau cuộc họp bất thường, Chính phủ Séc đã thông qua đề xuất gia hạn thêm 30 ngày tình trạng khẩn cấp được ban bố do làn sóng người sơ tán từ Ukraine. Hạ viện Séc sẽ xem xét để thông qua nghị quyết theo yêu cầu của Nội các. Nếu không được gia hạn, biện pháp này sẽ kết thúc vào ngày 31/5.
Phóng viên TTXVN tại Đông Âu dẫn thông tin của hãng thông tấn Séc (ČTK) ngày 1/4 cho biết Cộng hòa Séc đã cấp hơn 250.000 thị thực cho những người sơ tán từ Ukraine nhưng số lượng thị thực được cấp đang giảm dần.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong bối cảnh số người sơ tán từ Ukraine vào Liên minh châu Âu (EU) ngày càng tăng, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kêu gọi các nước trong khu vực giúp giảm tải cho các nước có đường biên giới trực tiếp với Ukraine.
Sau khi Đức và các nước Liên minh châu Âu (EU) quyết định tiếp nhận và dành cho người sơ tán từ Ukraine quy chế bảo vệ tạm thời, dòng người sơ tán - trong đó có nhiều bà con người Việt - từ Ukraine đã nhanh chóng tới Đức.
Các chuyến tàu đông người từ Ba Lan lần lượt đến nhà ga chính của Berlin (Đức), chở theo hàng trăm người sơ tán từ Ukraine, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 12/3 đã ký sắc lệnh phối hợp hỗ trợ tiếp nhận người sơ tán từ Ukraine và các vùng lãnh thổ Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine chạy sang nước này.
Liên quan đến công tác bảo hộ công dân tại Ukraine, tính đến 16 giờ ngày 11/3/2022, các cơ quan đại diện đã đón trên 4.500 người sơ tán từ Ukraine sang các nước lân cận.
Ngày 10/3, công ty đường sắt Ba Lan PKP thông báo miễn phí vé tàu cho người Ukraine đến Đức.
Lúc 19 giờ 35 ngày 7/3 theo giờ địa phương, chuyến bay giải cứu đầu tiên chở người sơ tán từ Ukraine đã cất cánh từ Sân bay quốc tế Henri Coandă ở thủ đô Bucharest của Romania, dự kiến hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào lúc 11 giờ 30 theo giờ Hà Nội.