Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ mà hãng tin Reuters có được, do đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng nghiện và sử dụng quá liều thuốc giảm đau nhóm opioid tại Mỹ đã khiến kinh tế nước này thiệt hại tới gần 1.500 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2020 và dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng.
Hãng Johnson & Johnson ngày 1/9 đã đồng ý chi 40,5 triệu USD để giải quyết vụ kiện của bang New Hampshire (Mỹ) về vai trò của hãng này trong cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau nhóm opioid gây nghiện. Thỏa thuận này giúp công ty tránh phiên xử tại tòa dự kiến bắt đầu vào tuần tới.
Các công tố viên Mỹ ngày 21/7 đã công bố một thỏa thuận đề xuất sâu rộng, theo đó 4 “ông lớn” dược phẩm bị cáo buộc thúc đẩy cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opioid trên toàn quốc sẽ chi tới 26 tỷ USD để dàn xếp hàng nghìn đơn khiếu kiện.
Một thẩm phán ở bang Oklahoma (Mỹ) ngày 15/11 đã giảm án phạt đối với hãng Johnson & Johnson trong cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau, theo đó hãng này sẽ chỉ phải nộp phạt 465 triệu USD thay vì 572 triệu USD như phán quyết ban đầu.
Tập đoàn dược phẩm Purdue Pharma của Mỹ ngày 15/9 cho biết đã đệ đơn phá sản trong một thỏa thuận chuyển tài sản mà tập đoàn này hy vọng sẽ đem lại hơn 10 tỉ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opioid.
Cuộc chiến pháp lý giữa các địa phương ở Mỹ và các nhà sản xuất thuốc giảm đau có chứa thành phần Opioid gây nghiện một lần nữa nổi lên khi chính quyền 6 bang ngày 15/5 đồng loạt đệ đơn kiện Purdue Pharma - công ty dược phẩm sản xuất thuốc giảm đau Oxycotin bán chạy nhất thế giới với cáo buộc hãng đã áp dụng "thủ đoạn thương mại lừa dối" khiến cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau chứa Opioid trên cả nước ngày càng trầm trọng hơn thông qua các chiến dịch tiếp thị hòng thu lợi hàng tỷ đôla.
Ngày 23/1, chính quyền thành phố New York của Mỹ đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao bang New York kiện các "đại gia" dược phẩm là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau Opioid tại nước này.
Ngày 10/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện (nhóm opioid) ở Mỹ đã trở thành "tình trạng khẩn cấp quốc gia" và cam kết đẩy mạnh các nỗ lực chống vấn nạn này.