Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn báo Times of Israel cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây áp lực buộc các tổ chức nhân đạo quốc tế phải hợp tác với kế hoạch viện trợ nhân đạo mới của Israel tại Dải Gaza sau hơn 2 tháng phong tỏa của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF).
Ngày 5/5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố một cuộc tấn công mới ở Dải Gaza sẽ là một chiến dịch quân sự chuyên sâu nhằm đánh bại lực lượng Hamas, nhưng không nêu chi tiết về việc sẽ chiếm giữ bao nhiêu phần lãnh thổ của vùng đất này.
Giao tranh tại Dải Gaza đang có nguy cơ leo thang khi ngày 3/5, quân đội Israel đã ban hành lệnh triệu tập hàng chục nghìn quân dự bị để chuẩn bị cho chiến dịch quân sự trong khi hàng nghìn người dân Israel biểu tình yêu cầu giải cứu con tin bằng phương pháp hòa bình.
Ngày 2/5, một tàu của phong trào “Đội tàu Tự do” chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza đã bị các thiết bị bay không người lái tấn công 2 lần ngoài khơi bờ biển Malta, thuộc vùng biển quốc tế ở Địa Trung Hải.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 29/4, Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA) đã lên án động thái phong tỏa kéo dài 2 tháng qua của Israel đối với Dải Gaza, khiến nhiều gia đình tại dải đất hẹp ven Địa Trung Hải này lâm vào cảnh khốn khó.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 28/4, giới chức Ai Cập đã có cuộc tiếp xúc tại Cairo với một phái đoàn an ninh Israel do Bộ trưởng Các vấn đề chiến lược Ron Dermer dẫn đầu, nhằm thảo luận về một sáng kiến mới hướng tới việc đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Ngày 25/4, Chương trình lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cho biết họ đã cạn kiệt nguồn lương thực dự trữ ở Dải Gaza do các cửa khẩu biên giới vẫn đóng cửa.
Các nước trung gian Arập bao gồm Ai Cập và Qatar đang tìm kiếm một đề xuất lâu dài nhằm chấm dứt xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza, trong đó có lệnh ngừng bắn kéo dài từ 5 đến 7 năm.
Ngày 22/4, một quan chức của phong trào Hồi giáo Hamas cho biết phái đoàn của lực lượng này đã lên đường đến Cairo (Ai Cập) để thảo luận “những ý tưởng mới” nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chỉ thị cho các nhà đàm phán Israel "tiếp tục các bước" để thả con tin vẫn bị giam giữ ở Dải Gaza trong bối cảnh những nỗ lực khôi phục lệnh ngừng bắn dường như đang bị đình trệ.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, các đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza do các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar đưa ra đã không đạt được tiến triển do Israel và phong trào Hamas vẫn bất đồng sâu sắc về nhiều vấn đề then chốt như số lượng con tin được thả, thời gian ngừng bắn và tương lai của Gaza sau chiến tranh.
Ngày 13/4, quân đội Israel đã ban hành lệnh sơ tán đối với một số khu vực thuộc thành phố Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza sau khi họ thông báo xác định 1 quả rocket đã được phóng đi từ khu vực này về phía Nam Israel.
Ngày 13/4, phái đoàn của phong trào Hồi giáo Hamas có mặt tại Cairo của Ai Cập để đàm phán với giới chức nước chủ nhà về việc chấm dứt xung đột với Israel ở Dải Gaza, đồng thời mở lại cửa khẩu biên giới để cho phép đưa hàng viện trợ nhân đạo cấp thiết vào dải đất đang bị phong tỏa này.
Các nhân viên y tế tại Dải Gaza cho biết, trong ngày 13/4, Israel đã nã 2 quả rocket vào một tòa nhà trong khuôn viên bệnh viện Al-Ahli Arab Baptist, phá hủy hoàn toàn khu vực cấp cứu cũng như khu tiếp nhận bệnh nhân, đồng thời gây thiệt hại cho nhiều công trình khác trong khuôn viên bệnh viện.
Bên lề Diễn đàn Ngoại giao Antalya lần thứ tư diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/4, ngoại trưởng các quốc gia Arập, Hồi giáo và các đại diện của Ủy ban cấp bộ trưởng về Dải Gaza đã ra thông cáo chung nhấn mạnh sự cần thiết của việc biến lời kêu gọi giải pháp hai nhà nước liên quan cuộc xung đột giữa Hamas và Israel thành hành động, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt các hành động gây hấn ở Gaza và Bờ Tây.
Ngày 10/4, Văn phòng Điều phối nhân đạo LHQ (OCHA) cảnh báo các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza gây thiệt hại khủng khiếp cho dân thường vốn phải chịu cảnh thiếu hụt lương thực và cướp bóc do lệnh phong tỏa viện trợ, đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc mở lại các cửa khẩu để cho phép các nguồn viện trợ vào vùng lãnh thổ này.
Liên hợp quốc (LHQ) cho biết xung đột giữa Israel và Hamas khiến kinh tế Gaza bị tụt hậu 60 năm, đồng thời cảnh báo việc huy động hàng chục tỷ USD cần thiết để tái thiết vùng lãnh thổ này sẽ là một nhiệm vụ khó khăn.
Ngày 25/12, lực lượng Hamas và Israel tiếp tục đổ lỗi cho nhau về việc trì hoãn ký kết thỏa thuận ngừng bắn dù những ngày qua, cả hai bên đều cho biết đã có nhiều tiến triển trong các cuộc đàm phán.
Ngày 18/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) gia tăng áp lực lên Hamas để buộc nhóm Hồi giáo vũ trang này ngừng bắn với Israel. Lời kêu gọi trên được đưa ra khi ông Biden tuyên bố sẽ "tiếp tục thúc đẩy" đạt được một thỏa thuận trong những tuần cuối cùng trước khi ông Donald Trump của đảng Cộng hòa quay trở lại Nhà Trắng.
Ngày 7/10, thế giới cùng nhìn lại một năm nổ ra cuộc xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza và Israel trong bối cảnh tiến trình đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin vẫn bế tắc, trong khi người dân ở Gaza tiếp tục sống trong cảnh khủng hoảng nghiêm trọng.