Đức hiện đang bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng ngân sách sau khi đóng băng chi tiêu khẩn cấp. Dưới đây là lý do tại sao nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang gặp khó khăn.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 24/10 cho biết đã giải ngân thêm 500 triệu USD để giúp Ukraine đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khẩn cấp trong bối cảnh xung đột tại nước này đã bước sang tháng thứ 9.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 5/11 nhận định rằng, diễn biến của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn là chìa khóa cho sự phục hồi của kinh tế Mỹ và cho đến khi dịch bệnh này bị “xóa sổ”, việc triển khai thêm các khoản chi tiêu khẩn cấp sẽ là "thiết yếu" để hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thượng Viện Mỹ đêm 25/3 đã phê chuẩn một biện pháp chi tiêu khẩn cấp chưa từng có nhằm xoa dịu những tổn hại kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo rằng gói cứu trợ này chỉ có thể chỉ là bước khởi đầu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 29/2 thông báo chính phủ nước này sẽ lập một gói chi tiêu khẩn cấp nữa trong vòng 10 ngày tới để ứng phó với tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Gói tài chính này sẽ được trích từ quỹ dự phòng hơn 270 tỷ yen (khoảng 2,5 tỷ USD).