Trước đó, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã mở Phiên tòa sơ thẩm xét xử hai bị cáo Phan Thế Thượng (64 tuổi, trú tại Đồng Nai) và Trần Văn Giang (37 tuổi, trú tại Sóc Trăng).
Tại Phiên sơ thẩm, Hội đồng xét xử xác định, việc định giá thiệt hại tài sản đối với cầu Ghềnh chưa được làm rõ nên phải trả hồ sơ để bổ sung. Trong thời gian chờ kết quả định giá của Hội đồng giám định, cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm đình chỉ.
Bị cáo Phan Thế Thượng và Trần Văn Giang tại tòa ngày 14/11/2017. |
Ngoài ra, luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Thế Thượng còn kiến nghị xem xét trách nhiệm đối với đơn vị liên quan vì trước năm 1975 cầu Ghềnh có hệ thống trụ chống va tại các trụ cầu nhưng thời điểm xảy ra tai nạn lại bị mất. Luật sư cho rằng, nếu có trụ chống va, có thể cầu sẽ không bị đâm sập.
Trước đó, theo điều tra, khoảng 8 giờ ngày 19/3/2016, Phan Thế Thượng biết rõ tàu kéo SG-3745 không đảm bảo an toàn kỹ thuật, biết Trần Văn Giang không có bằng thuyền trưởng nhưng vẫn giao cho Giang điều khiển tàu kéo đẩy sà lan SG-5984 chở cát từ sông Cổ Chiên (Trà Vinh) lên Đồng Nai.
Đến khoảng 11 giờ 30 phút ngày 21/3/2016, khi đến đoạn sông qua cầu, Giang không biết cách điều khiển phương tiện qua cầu an toàn nên đã để sà lan va chạm vào trụ cầu Ghềnh khiến cầu sập, tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt.
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa đã truy tố Phan Thế Thượng về tội “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn” và “điao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy”. Trần Văn Giang bị truy tố về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy”.
Quá trình điều tra, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã yêu cầu các bị cáo và những người liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền gần 9 tỷ đồng.