Sáng 1/10, sau khi các cuộc thỏa thuận về một hợp đồng tiền lương mới đổ vỡ, công nhân bốc xếp tại các cảng ở Bờ Đông và Vịnh Mexico của Mỹ đã bắt đầu đình công, gây ngưng trệ khoảng 50% hoạt động vận chuyển đường biển của nước này.
Ngày 21/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nêu rõ dự định duy trì chính phủ hiện nay và không giải tán Quốc hội trong bối cảnh chương trình cải cách hưu trí của Chính phủ vấp phải sự phản đối từ công chúng kéo theo các cuộc biểu tình và đình công gây nhiều gián đoạn trong đời sống kinh tế và xã hội.
Các nhân viên bưu chính, giáo viên và nhân viên các trường đại học trên cả nước Anh đã bắt đầu đình công trong ngày 24/11 nhằm yêu cầu tăng lương và cảnh báo sẽ có thêm các kế hoạch đình công gây gián đoạn trên diện rộng trong bối cảnh dịp nghỉ lễ Giáng sinh đang đến gần.
Khoảng 1.000 chuyến bay đi và đến Pháp đã bị hủy bỏ trong ngày 16/9 trong bối cảnh các nhân viên kiểm soát không lưu của nước này đình công, gây gián đoạn hoạt động giao thông hàng không của châu Âu.
Tòa án Tư pháp của Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/4 thông báo các hãng hàng không phải bồi thường cho hành khách bị chậm trễ các chuyến bay do các cuộc đình công không chính thức gây ra.
Cuộc bãi công kéo dài 24 giờ của nhân viên ngành đường sắt Bồ Đào Nha nhằm phản đối kế hoạch của chính phủ cải cách khu vực giao thông vận tải đã khiến hoạt động trên hệ thống đường sắt Bồ Đào Nha gián đoạn.