Thị trường bán tháo, nhà đầu tư rút chạy, đồng USD suy yếu – phải chăng chính sách thương mại của Tổng thống Trump đang mở đầu cho một cuộc “ly khai tài chính” khỏi nước Mỹ?
Trong phiên giao dịch 21/4, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm mạnh, sau khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục chỉ trích mạnh mẽ ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Động thái này đã thúc đẩy một đợt bán tháo mạnh trên thị trường.
Hàng loạt tỷ phú, giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn lớn tại Mỹ đã bán ra số cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD trước khi xuất hiện thông báo áp thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump lên hàng chục đối tác thương mại.
Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc nhẹ trong phiên giao dịch ngày 15/4, nhờ tác động tích cực từ phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng miễn trừ thuế đối với ngành công nghiệp ô tô. Cùng lúc, thị trường trái phiếu Mỹ giữ ổn định sau đợt bán tháo mạnh tuần trước, trong khi đồng USD tiếp tục suy yếu trên thị trường tiền tệ.
Đồng yen tăng nhẹ lên mức 142 yen/USD vào sáng 11/4, đạt mức cao nhất trong gần 7 tháng khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang đã gây ra đợt bán tháo đồng USD so với các loại tiền tệ chính khác.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch 10/4, giữa lúc đợt bán tháo trái phiếu rầm rộ những ngày qua bắt đầu hạ nhiệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm thời giảm thuế nhập khẩu đối với hàng chục quốc gia.
Chứng khoán toàn cầu biến động mạnh trong phiên 9/4, sau khi mức thuế quan lên tới 104% của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc chính thức có hiệu lực, cùng với làn sóng bán tháo dữ dội trái phiếu Mỹ làm dấy lên lo ngại rằng dòng vốn nước ngoài đang tháo chạy khỏi các tài sản Mỹ.
Các nhà hoạch định chính sách trên khắp châu Á đang khẩn trương đưa ra các biện pháp nhằm ổn định thị trường tài chính, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hàng loạt mức thuế mới, làm dấy lên lo ngại suy thoái toàn cầu và dẫn đến làn sóng bán tháo trên các sàn chứng khoán.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa toàn cầu tiếp tục chứng kiến đà giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 7/4, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn như Trung Quốc và EU leo thang, kéo theo làn sóng bán tháo trên nhiều nhóm hàng.
Các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục đà bán tháo trong phiên chiều 7/4 do lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu đã thúc đẩy tâm lý né tránh rủi ro.
Giá vàng sáng 7/4 rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần và mất ngưỡng 3.000 USD/ounce trên thị trường châu Á, chủ yếu do đợt bán tháo trên diện rộng vì nỗi lo về các biện pháp thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Bloomberg, thị trường tiền điện tử chứng kiến đợt bán tháo mạnh khi bước vào tuần mới tại châu Á, phản ánh rõ nét tâm lý "né rủi ro" đang lan rộng trên các thị trường tài chính.
Ngày 6/4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết, đôi khi cần phải “uống thuốc để chữa bệnh” khi được hỏi về tình trạng thị trường lao dốc, đồng thời khẳng định ông không cố tình tạo ra đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán vừa qua.
Giá vàng giảm hơn 3% trong phiên giao dịch cuối tuần 4/4, cuốn trôi toàn bộ đà tăng từ đầu tuần, khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo mặt hàng kim loại quý này nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, sau tuyên bố về thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chứng khoán châu Á nới rộng đà giảm điểm trong phiên 4/4, nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, do các biện pháp thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump thổi bùng nỗi lo chiến tranh thương mại và gia tăng lo ngại về suy thoái, lạm phát.
Trong phiên giao dịch 3/4, giá vàng thế giới đi xuống, khi làn sóng bán tháo lan rộng trên thị trường tài chính sau quyết định áp thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ảnh hưởng đến các nhà đầu tư vàng.
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/4, khi nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ. Tình trạng bán tháo diễn ra trên diện rộng, khiến các chỉ số chính của những thị trường chứng khoán ở khu vực châu Á lao dốc.
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 3/4, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) chứng kiến một đợt bán tháo mạnh mẽ, kéo theo sự lao dốc không phanh của các chỉ số. VN-Index giảm 82,28 điểm, tương đương 6,24%, xuống mức 1.235,55 điểm. Đây là một trong ba phiên giảm mạnh nhất trong lịch sử, đưa chỉ số này gần chạm đáy của năm 2024.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động mạnh trong phiên giao dịch chiều 31/3, khi làn sóng bán tháo cổ phiếu lan rộng tại Trung Quốc và Nhật Bản. Nhà đầu tư lo ngại về sự kết hợp bất lợi giữa lạm phát leo thang và đà suy yếu của nền kinh tế Mỹ.
Giá vàng thế giới bất ngờ chạm ngưỡng 3.000 USD/ounce, tạo nên cơn địa chấn trên thị trường trang sức châu Á và Trung Đông.