Đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường trao bằng khen cho Nestlé Việt Nam vì những đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Đây không chỉ là một trong những nhà máy chế biến cà phê hiện đại nhất của tập đoàn Nestlé, mà còn là nơi tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản Việt, đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Với nguồn vốn mới này, tổng đầu tư cho riêng nhà máy Trị An trong giai đoạn 2024–2025 đạt hơn 4.300 tỷ đồng. Theo đó, hoạt động mở rộng này nâng tổng vốn đầu tư của công ty TNHH Nestlé Việt Nam cho đến nay lên gần 20.200 tỷ đồng.
Trong suốt ba thập kỷ có mặt tại thị trường này, Nestlé Việt Nam đã luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước trong mọi giai đoạn. Thông qua các hoạt động sản xuất và kinh doanh, Nestlé đã góp phần cải thiện các vấn đề về dinh dưỡng, tạo ra tác động tích cực về kinh tế - xã hội - môi trường, và chung tay nâng tầm cuộc sống người Việt.
Cũng tại sự kiện này, Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận Bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vì những đóng góp nổi bật trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam giai đoạn 2019–2024.
Đánh dấu chặng đường ba thập kỷ gắn bó và phát triển tại Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng đã trao tặng Nestlé Việt Nam bằng khen ghi nhận sự đồng hành bền bỉ và những đóng góp thiết thực của doanh nghiệp cho cộng đồng và địa phương trong suốt hành trình phát triển những năm vừa qua.
Bắt đầu hoạt động từ năm 1995, Nestlé hiện có khoảng 2.300 nhân viên và vận hành 4 nhà máy trên cả nước. Với triết lý "Tạo giá trị chung", trong suốt 30 năm qua, Nestlé Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình hợp tác đa phương nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững và toàn diện của quốc gia. Đây chính là kim chỉ nam cho những bước tiến tiếp theo trên hành trình cùng Việt Nam hướng tới một tương lai xanh, thịnh vượng và bao trùm.
Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam chia sẻ: "Khoản đầu tư mở rộng lần này là minh chứng cho niềm tin của Nestlé vào tiềm năng phát triển của Việt Nam. Không chỉ là sự đầu tư mở rộng hoạt động, đây còn là cam kết dài hạn về việc đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư phát triển nguồn vốn con người, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và góp phần vào sự phát triển toàn diện của Việt Nam trong giai đoạn mới".
Bắt đầu từ năm 2011, cho đến nay chương trình NESCAFÉ Plan đã hỗ trợ hơn 21.000 hộ nông dân trồng cà phê thực hành canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế 4C, giúp các nông hộ giảm từ 40-60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học, đồng thời tăng 30-150% thu nhập nhờ áp dụng mô hình xen canh hợp lý, cũng như giảm lượng phát thải các-bon trên mỗi ký cà phê xanh thu hoạch được. Chương trình cũng đào tạo hơn 467.000 nông dân, hỗ trợ cung cấp hơn 86 triệu cây cà phê giống chống chịu hạn và sâu bệnh, góp phần tái canh cây cà phê, và nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt.
Nhằm tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng, và khuyến khích lối sống lành mạnh, Nestlé đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, điển hình như chương trình Năng động Việt Nam (Activ Việt Nam), nhằm khuyến khích trẻ em Việt Nam năng động hơn, tham gia hoạt động thể chất nhiều hơn.
Nestlé Việt Nam phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tại các tỉnh triển khai chương trình “Nestlé Đồng hành cùng phụ nữ”, nhằm giúp cho chị em phụ nữ tại nông thôn nâng cao kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, từng bước nâng cao thu nhập, làm chủ cuộc sống.
Tại Việt Nam, Nestlé là một trong những doanh nghiệp tiên phong với các sáng kiến giúp giảm phát thải và bảo vệ tài nguyên. Trong đó, các cải tiến thiết kế nhằm loại bỏ những phần bao bì không cần thiết, giảm sử dụng nhựa nguyên sinh, thay thế bằng nguyên liệu thân thiện môi trường…
Trong sản xuất, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đã giúp tất cả các nhà máy của Nestlé Việt Nam đạt mục tiêu "Không chất thải chôn lấp" từ năm 2015. Nestlé Việt Nam cũng thực hiện nhiều hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi tiêu dùng, bao gồm: Triển khai hàng loạt chương trình như "Nói không với nhựa dùng một lần", "Thu gom và phân loại bao bì đã qua sử dụng"…