Khủng hoảng Ai Cập liệu dẫn đến can thiệp quốc tế?

Khi Ai Cập lún sâu vào khủng hoảng chính trị, một vài nhà phân tích cảnh báo rằng đất nước này đang hướng dần đến sự can thiệp của quốc tế và có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Người biểu tình ủng hộ ông Morsi vừa tuần hành vừa quan sát lo sợ bị "bắn tỉa" tại Cairo ngày 18/8. Ảnh: USAtoday.com


Nabil Fouad, một vị tướng đã về hưu và là chuyên gia về các vấn đề chiến lược quốc tế nói với Tân Hoa Xã rằng, ngày 15/8, Hội đồng bảo an LHQ đã tổ chức một cuộc họp khẩn về vấn đề Ai Cập, kêu gọi chấm dứt bạo lực và hòa giải dân tộc. Động thái này được xem như là bước đầu tiên hướng tới “quốc tế hóa” vấn đề Ai Cập.

Quốc tế hóa vấn đề Ai Cập sẽ  phụ thuộc vào “Chính phủ lâm thời Ai Cập và quyết tâm làm dịu tình hình hay là tiếp tục đàn áp mạnh mẽ. Nếu chính phủ Ai Cập lựa chọn phương án giải quyết cứng rắn, điều này sẽ dẫn đến sự leo thang cấp quốc tế”, ông Fouad nói.

Salah Salem, giáo sư chính trị tại Đại học Cairo, nói rằng khả năng can thiệp của quốc tế sẽ tăng sau khi Liên Hiệp Quốc gọi là những gì đã xảy ra ở Ai Cập là "thảm sát vố cớ". Ông dự báo rằng áp lực chính trị và kinh tế của cộng đồng quốc tế sẽ ngày càng tăng lên đối với chính phủ Ai Cập.

Tuy nhiên, Ahmed Al –Naqr, một chuyên gia chính trị, lại cho rằng nếu quốc tế hóa vấn đề Ai Cập, nước này sẽ rơi vào sự kiểm soát và chi phối của các quốc gia khác. “Vấn đề này là công việc nội bộ của Ai Cập, không đe dọa đến an ninh thế giới và cũng không cần Hội đồng bảo an LHQ phải can thiệp”, ông Naqr nói.

Ông Naqr lưu ý rằng, đã qua ngày 18/9 mà LHQ cũng chưa đưa ra một giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng ở Ai Cập và đó là bằng chứng chứng tỏ Mỹ, Thổ Nhỹ Kỳ và các quốc gia phương Tây đã thất bại trong việc quốc tế hóa vấn đề Ai Cập.

Ngày 18/8, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy và Jose Manuel Barroso cảnh báo quân đội Ai Cập và chính phủ lâm thời rằng EU sẽ xem xét lại mối quan hệ với quốc gia này nếu không chấm dứt tình trạng bạo lực. Bạo lực leo thang hơn nữa có thể dẫn đến "những hậu quả không lường" cho Ai Cập và các nước láng giềng.

Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Mauritius và Ecuador đã quyết định rút đại sứ của họ tại Ai Cập, trong khi Pháp, Anh, Đức, Italy và Tunisia đã triệu hồi đại sứ để tham vấn về tình hình hiện nay ở Ai Cập.


CT (Theo THX)



Kịch bản nào cho Ai Cập?
Kịch bản nào cho Ai Cập?

Ai Cập đã chính thức rơi vào vòng xoáy bất ổn mới và đang hướng tới một cuộc nội chiến thực sự.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN