Báo Văn Hóa, hành trình 60 năm nỗ lực vì 'một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc'

Sáng 15/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Văn Hóa (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Báo (1957-2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Tham dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Phạm Quang Nghị cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ, các ban, ngành Trung ương, Hà Nội.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng (thứ tư từ phải sang) đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Báo Văn Hóa.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Báo Văn Hóa.


Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh: Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay Báo Văn Hóa đã có một đội ngũ cán bộ, phóng viên lớn mạnh, giỏi về nghiệp vụ; vững vàng về chính trị. Bên cạnh đó là đội ngũ cộng tác viên đông đảo và có trình độ, là các nhà văn hóa, các chuyên gia, cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch, các cộng tác viên chuyên và không chuyên ở khắp các vùng, miền. Vì vậy, Báo vừa có tính hấp dẫn, vừa đáp ứng được yêu cầu thông tin nhanh nhạy.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, phát biểu tại buổi lễ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử với nhiều phương thức đưa tin, truyền tin kiểu mới cùng vớisố lượng các cơ quan, tòa soạn báo chí, cơ sở thông tin - truyền thông không ngừng tăng lên, ngày càng đa dạng hóa các loại hình hoạt động đang là thách thức không nhỏ đối với công tác truyền thông ngành văn hóa, thể thao và du lịch nói chung cũng như Báo Văn hóa nói riêng.


Vì vậy, vấn đề đặt ra đòi hỏi thông tin trên báo phải nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với những vấn đề mới để bảo đảm không bị tụt hậu, đồng thời vẫn giữ được định hướng phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Điều thiết yếu đầu tiên là chất lượng thông tin được bảo đảm; việc kiểm duyệt, biên tập được thực hiện chặt chẽ kỹ lưỡng, để các thông tin trên báo được bảo đảm về tính chính xác, tính chính thống, tính khách quan. Các vấn đề của đời sống, kinh tế, văn hóa... được bàn giải chuyên sâu, có chọn lọc với những bài chuyên luận sâu sắc.


Diễn văn tại lễ kỷ niệm của Tổng biên tập báo Văn Hóa Chu Thu Hằng nêu rõ: 60 năm là độ dài thời gian đủ cho một đời người chiêm nghiệm để nhận diện những giá trị sống ; nhưng với đời sống của một tờ báo, 60 năm vẫn đang là hành trình xây dựng và phát triển.

Tổng biên tập báo Văn Hóa Chu Thu Hằng đọc diễn văn tại buổi lễ.

Cách đây 60 năm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hoàng Minh Giám đã ký quyết định số 20/VH-QĐ thành lập Tạp san Văn Hóa (tiền thân của báo Văn Hóa ngày nay). Ngày 1/6/1962, Bộ Văn hóa đã quyết định chuyển tờ Tạp san Văn Hóa ra hàng tháng thành Báo Văn Hóa. Sau một năm hoạt động với tên gọi Báo Văn Hóa, ngày 8/6/1963, Bộ Văn hóa quyết định sáp nhập Báo Văn Hóa và Điện ảnh thành một tờ báo và vẫn giữ nguyên tên Báo Văn Hóa.


Tháng 2/1970, Bộ Văn hóa quyết định đổi Báo Văn Hóa thành Tạp chí Văn hóa, xuất bản 2 tháng 1 kỳ, mỗi kỳ 100 trang, khổ 27 x 29cm, nhằm bồi dưỡng, nâng cao lý luận cho cán bộ trung, cao cấp của ngành và các văn nghệ sỹ. Tháng 4/1971, Tạp chí Văn hóa được đổi thành Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật, xuất bản tháng 1 kỳ.


Ngày 10/1/1985, Bộ Văn hóa quyết định chuyển Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật thành Báo Văn Hóa – Nghệ thuật, ra mỗi tháng 2 kỳ. Bên cạnh những trang, mục truyền thống, Báo có thêm nhiều chuyên mục mới mang tính thời sự, thông tin nhanh về những vấn đề xã hội, pháp luật; đấu tranh chống các loại băng hình, phim ảnh, ca nhạc không lành mạnh; chống tiêu cực, hành vi thiếu đạo đức, trái pháp luật và tệ nạn xã hội…


Đầu năm 1990, do có sự sát nhập Bộ Văn hóa – Thông tin, Tổng cục thể thao và Tổng cục Du lịch, Báo đã mở rộng nội dung đề tài sang các lĩnh vực này. Để đáp ứng với nhiệm vụ mới, thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầu năm 1991: Xuất bản mỗi tuần 1 kỳ. Năm 1992, Báo Văn hóa - Nghệ thuật đổi tên thành Báo Văn hóa ; tiếp tục đổi mới cả về nội dung và hình thức, quy trình làm báo nhanh chóng hòa nhập với sự đổi mới báo chí trong nước...

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm.

“Báo Văn hóa đã thể hiện được vai trò vừa là tiếng nói của ngành, vừa là diễn đàn của xã hội, thể hiện đúng chức năng, đảm bảo đúng định hướng, vững vàng về chính trị, tư tưởng, phục vụ đắc lực nhiệm vụ của ngành, đặc biệt trong tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực Văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch”, Tổng biên tập Chu Thu Hằng khẳng định.


Cũng theo Tổng biên tập Chu Thu Hằng, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay Văn Hóa Báo có một đội ngũ cán bộ, phóng viên lớn mạnh, giỏi về nghiệp vụ; vững vàng về chính trị, hầu hết cán bộ, phóng viên, nhân viên của Báo có trình độ đại học. Bên cạnh đó là đội ngũ cộng tác viên đông đảo,có trình độ là các nhà văn hóa, các cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch, các cộng tác viên chuyên và không chuyên ở khắp các vùng miền. Nhờ vậy, Báo vừa có tính hấp dẫn, vừa đáp ứng được yêu cầu thông tin nhanh nhạy.


Song song với hoạt động chuyên môn, Báo Văn Hóa đang đẩy mạnh các hoạt động như Tổ chức các chương trình nghệ thuật; các cuộc thi; các hội thảo liên quan các chủ đề thuộc các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Thông qua các hoạt động này thu hút và gắn kết chặt chẽ hơn với độc giả trong bối cảnh làm báo cạnh tranh hiện nay…


PT/ Báo Tin tức
Báo Văn hóa kỷ niệm 55 năm thành lập
Báo Văn hóa kỷ niệm 55 năm thành lập

Sáng 2/11, tại Hà Nội, Báo Văn hóa đã tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập báo và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN