Nét đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Sán Dìu

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có hàng chục dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Sán Dìu có số lượng trên 30.000 người, phân bố rải rác ở các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên. Những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào về cơ bản vẫn được gìn giữ, đặc sắc nhất phải kể đến trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Sán Dìu.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ gồm khăn đen, áo dài (đơn hoặc kép), nếu là áo kép, chiếc bên trong cũng màu trắng, chiếc bên ngoài màu chàm dài hơn một chút; yếm màu đỏ; thắt lưng màu trắng, hồng hay xanh lơ; váy là hai mảnh rời cùng chung một cạp, chỉ dài quá gối có màu chàm; xà cạp màu chàm; xà cạp màu trắng. Ðồ trang trí gồm vòng cổ, vòng tay, hoa tai và dây xà tích bằng bạc. 
Chú thích ảnh
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Sán Dìu.
Chú thích ảnh
Trang phục truyền thống của dân tộc Sán Dìu giúp tôn dáng vẻ đẹp người thiếu nữ.
Chú thích ảnh
Trang phục của người Sán Dìu khá đơn giản vải trang phục thường được nhuộm chàm hoặc đen.
Chú thích ảnh
Thiếu nữ dạo bước tại khu du lịch quốc gia Tây Thiên huyện Tam Đảo.
Hoàng Hùng (TTXVN)
Người lan tỏa phong trào phụ nữ dân tộc Sán Dìu
Người lan tỏa phong trào phụ nữ dân tộc Sán Dìu

Xã Bắc An (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) hiện có 9 thôn gồm 1.695 hộ và trên 5.000 nhân khẩu. Là xã miền núi tập trung đông các dân tộc thiểu số sinh sống như Sán Dìu, Mường, Thổ, Tày, Cao Lan, đa số có học vấn thấp, nên việc nói để họ nghe và làm là việc không dễ. Với vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị Hoàng Thị Nga đã làm được điều đó nhờ sự tận tâm, trách nhiệm và bằng chính câu chuyện của mình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN