Dùng thuốc gì, bù điện giải như thế nào mới đúng khi bị sốt xuất huyết?

Người bệnh sốt xuất huyết chỉ được dùng thuốc hạ sốt là Paracetamol đơn chất; không hạ sốt bằng các loại thuốc khác, tránh gây nguy hiểm.

Chú thích ảnh
Điều trị sốt xuất huyết tại cơ sở y tế. Ảnh: BV

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sử dụng các loại thuốc như sau:

- Khi sốt cao trên 38,5 độ C, cần hạ nhiệt bằng cách uống thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt chỉ được dùng là Paracetamol đơn chất, liều dùng 10 - 15mg/kg cân nặng/lần; uống mỗi lần cách nhau mỗi 4-6 giờ; tổng liều Paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24 giờ.

- Người bệnh sốt xuất huyết tuyệt đối không được sử dụng Aspirin, Alnagin, Ibuprofen để hạ sốt, vì dễ gây nguy hiểm gây xuất huyết, toan máu.

- Bên cạnh đó, để phòng các biến chứng, người sốt xuất huyết cần bù dịch sớm bằng đường uống như: Uống dung dịch bù điện giải Oresol pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn, uống nước trái cây (cam, chanh, bưởi...), uống nước cháo loãng với chút muối. Lượng dịch khuyến cáo uống theo nhu cầu cơ bản, khuyến khích uống nhiều.

-Người bệnh không ăn, uống các loại đồ ăn, nước uống có màu nâu, đỏ như: Xá xị, socola...

Sốt xuất huyết, nếu không phát hiện và điều trị đúng, kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng... Vì vậy, người dân cần đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu của sốt xuất huyết để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng. 

TN/Báo Tin tức
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Tây
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Tây

Mặc dù mới đầu mùa mưa ở miền Tây Nam Bộ, nhưng số ca mắc sốt xuất huyết đã bắt đầu tăng mạnh và diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh trong vùng. Số bệnh nhi mắc sốt xuất huyết liên tục tăng, gấp hai lần năm trước, trong đó số ca nặng tăng gấp ba, nguy cơ tử vong cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN